Ðóng tàu to, công suất lớn vươn khơi xa

Trong đó có 728 tàu công suất từ 250 CV đến 900 CV, chuyên khai thác, đánh bắt xa bờ; góp phần bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Sản lượng đánh bắt của đội tàu cá Tam Quan Bắc khoảng 12.000 tấn thủy sản các loại/năm.
Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, đội tàu của xã đã đánh bắt gần 15.000 tấn, đạt 111% kế hoạch năm.
Cùng với nghề khai thác thủy sản, nghề đóng tàu vỏ gỗ truyền thống ở Tam Quan Bắc không ngừng lớn mạnh và đã trở thành “mũi nhọn” trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
Ông Trương Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết: “Do đặc thù của vùng đất nên nghề đóng tàu thuyền ở đây được hình thành từ rất lâu, nhưng phát triển mạnh và tập trung nhất là từ năm 1998 đến nay, sau khi các khu vực bến bãi đóng tàu ở các xã Tam Quan Nam, Hoài Hương, Hoài Thanh, Hoài Mỹ bị sóng biển gây sạt lở”.
Đến nay, ngoài Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan (thuộc Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn), trên địa bàn xã hiện có 6 cơ sở chuyên sửa chữa và đóng mới tàu cá.
Bình quân hàng năm các cơ sở này đóng mới trên 250 tàu cá cho bà con ngư dân trong và ngoài tỉnh.
Riêng từ đầu năm đến nay, các cơ sở đã đóng mới 135 tàu, hạ thủy 85 tàu, cải hoán 40 tàu, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương, với mức thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cấp hội nông dân trong tỉnh còn phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ, thúc đẩy hội viên, nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hội viên với tổ chức hội; đồng thời, củng cố vững chắc hơn vị thế của Hội trong sự phát triển KT - XH của địa phương.

“Ngô năm nay được mùa, khi thu hoạch gia đình tôi phấn khởi lắm. Nhưng khi bán, giá ngô hạt xuống thấp, trừ chi phí đầu tư, lãi thu về chẳng đáng là bao, có hộ trong bản chỉ hòa vốn” - Đó là tâm sự của bà Nguyễn Thị Mền, bản Pú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên khi chúng tôi hỏi về vụ ngô xuân hè 2014. Dường như nghịch lý “được mùa mất giá” tái diễn trong nhiều năm qua đặt người nông dân vào cảnh vừa làm vừa lo!

Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1954, đến nay đã có hàng loạt hiệp định thương mại được ký kết và gần đây nhất là ASEAN - Ấn Độ, tránh đánh thuế hai lần. Theo cam kết, từ đầu năm 2014 nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ sẽ giảm dần và cắt bỏ thuế quan từ 5-50%.

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.