Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động

Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động
Ngày đăng: 24/01/2015

Với việc giải ngân vốn vay cho hộ ngư dân đầu tiên tại TP. Vũng tàu, BR-VT đã khởi động chương trình cho vay vốn đóng tàu khai thác xa bờ theo Nghị định 67/CP. Xung quanh các thủ tục cho vay và đóng tàu còn nhiều vấn đề mà bà con ngư dân cần hiểu rõ.

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.
Hiện nay, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang rà soát, thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt cho phép đóng mới 117 tàu cá của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện đóng mới theo quy định. Vừa rồi, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh BR-VT vừa ký kết hợp đồng tín dụng 30 tỷ đồng cho dự án đóng mới tàu dịch vụ hậu cần thủy sản vỏ thép phục vụ khai thác hải sản xa bờ của Công ty TNHH Gia Hân (phường 12, TP. Vũng Tàu) có tổng trị giá 35 tỷ đồng.
Lãi suất vay 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất 6%, còn lại 1% là từ phía chủ dự án. Thời hạn cho vay 11 năm. Đây cũng là hộ ngư dân đầu tiên của khu vực Nam bộ được tiếp nhận nguồn vốn vay theo Nghị định 67.
Trước đó, Trung ương đã cấp hạn ngạch đóng mới tàu cho BR-VT theo Nghị định 67 là 121 chiếc (111 tàu khai thác và 10 tàu dịch vụ) với lộ trình, tập trung ưu tiên các tổ chức và cá nhân đóng tàu sắt, vật liệu mới và cuối cùng là tàu gỗ với những tàu có công suất lớn trước. Riêng các tàu nâng cấp (vỏ, máy, trang thiết bị), với số lượng không hạn chế. Tất cả các trường hợp này phải thẩm định mới thực hiện cho vay.
Ông Trần Văn Cường thông tin thêm, để thực hiện các bước để vay vốn, về phía chủ tàu nộp hồ sơ đăng ký vay vốn đóng mới, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ thiết kế sơ bộ của tàu trong đó có dự toán, bản cam kết vốn đối ứng, báo cáo tình trạng nợ cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Sau đó trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật chi tiết (sẽ tốn phí nếu không dùng mẫu thiết kế của Bộ NN-PTNN).
Người vay vốn phải hoạt động nghề cá từ 2 đến 3 năm, có hộ khẩu tại địa phương. Những hộ ngư dân nếu còn nợ xấu thì sẽ phải thông báo về địa phương như một điều kiện khi xét duyệt. Quy trình sẽ xét duyệt từ cấp xã (10 ngày), huyện (5 ngày và thẩm định) và chuyển về cơ quan thường trực là Sở NN-PTNN (2 ngày) rồi trình lên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 phê duyệt.
Liên quan tới việc đóng tàu, Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 của tỉnh đã công bố đến các ngân hàng, hộ vay vốn danh sách các cơ sở đóng tàu đã được tỉnh thẩm định và Trung ương công bố để tiện trong quá trình liên hệ, thực hiện giải ngân, vay vốn. Việc đóng mới, trong đó có việc giám sát thi công, vật liệu do cơ quan đăng kiểm thực hiện.
Yêu cầu vật liệu, mẫu mã, kết cấu của con tàu phải đúng như tiêu chuẩn đã quy định. Sau khi hoàn thành việc thử nghiệm, nghiệm thu, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp giấy phép sẽ giao cho ngân hàng. Song song với việc này, ngư dân phải thực hiện mua bảo hiểm cho con tàu.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Đắk D'Rô Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Đắk D'Rô

Mô hình được hộ ông Phạm Văn Tuyến thực hiện trên diện tích 0,2 ha. Thực hiện mô hình này, ngày 4/6, ông Tuyến đã thả 6000 con cá giống, loại 60 con/kg. Đến nay, tỷ lệ cá nuôi sống đạt 85%, trọng lượng bình quân 0,5 kg/con. Qua tính toán với diện tích mặt nước 0,2 ha, sản lượng cá thu hoạch được là 2.550 kg.

13/11/2014
Các Mô Hình Trồng Rau An Toàn Góp Phần Đổi Mới Tư Duy Sản Xuất Các Mô Hình Trồng Rau An Toàn Góp Phần Đổi Mới Tư Duy Sản Xuất

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, năm 2014 này Chi cục Quản lí chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (QLCLNLS&TS) tỉnh tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh hỗ trợ bà con nông dân ở một số địa phương các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình sản xuất rau VietGAP.

13/11/2014
Tiềm Năng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Tỉnh Tiềm Năng Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Tỉnh

Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những yếu tố quan trọng cho những mô hình trang trại, đặc biệt đối với chăn nuôi của người dân ở tỉnh ta hiện nay. Xác định rõ tầm quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân; trong những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

13/11/2014
Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông Phù Ninh, Thanh Ba Tổng Kết Các Mô Hình Khuyến Nông

Tổng số tiền hỗ trợ cho mô hình là hơn 60 triệu đồng. Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 3-2014, đến nay sau 7 tháng trọng lượng cá đạt 1 - 1,2kg, hạch toán kinh tế đối với mô hình nuôi cá chép lai V1 với giá thị trường hiện nay là 50.000đ/1kg thì lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi các loại cá truyền thống khác.

13/11/2014
Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân Chuyện Ra Nước Ngoài Học Nghề Của Nông Dân

Đó là tâm sự của nhiều ND sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Họ nói rằng, bản thân dù làm quần quật quanh năm suốt tháng nhưng chỉ cần một trận mưa lớn, hay giá thị trường lên xuống thất thường là cầm chắc…lỗ! “Chẳng bì với ND Hàn Quốc, họ sản xuất với đủ thứ máy móc, từ cắt lúa đến hái bắp, từ trồng rau đến vắt sữa bò... Đến mùa thu hoạch thì họ chưa kịp gọi điện đã có người tới ruộng trả tiền; rồi cho xe cắt, hái.

13/11/2014