Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động

Với việc giải ngân vốn vay cho hộ ngư dân đầu tiên tại TP. Vũng tàu, BR-VT đã khởi động chương trình cho vay vốn đóng tàu khai thác xa bờ theo Nghị định 67/CP. Xung quanh các thủ tục cho vay và đóng tàu còn nhiều vấn đề mà bà con ngư dân cần hiểu rõ.
Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.
Hiện nay, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang rà soát, thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt cho phép đóng mới 117 tàu cá của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện đóng mới theo quy định. Vừa rồi, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh BR-VT vừa ký kết hợp đồng tín dụng 30 tỷ đồng cho dự án đóng mới tàu dịch vụ hậu cần thủy sản vỏ thép phục vụ khai thác hải sản xa bờ của Công ty TNHH Gia Hân (phường 12, TP. Vũng Tàu) có tổng trị giá 35 tỷ đồng.
Lãi suất vay 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất 6%, còn lại 1% là từ phía chủ dự án. Thời hạn cho vay 11 năm. Đây cũng là hộ ngư dân đầu tiên của khu vực Nam bộ được tiếp nhận nguồn vốn vay theo Nghị định 67.
Trước đó, Trung ương đã cấp hạn ngạch đóng mới tàu cho BR-VT theo Nghị định 67 là 121 chiếc (111 tàu khai thác và 10 tàu dịch vụ) với lộ trình, tập trung ưu tiên các tổ chức và cá nhân đóng tàu sắt, vật liệu mới và cuối cùng là tàu gỗ với những tàu có công suất lớn trước. Riêng các tàu nâng cấp (vỏ, máy, trang thiết bị), với số lượng không hạn chế. Tất cả các trường hợp này phải thẩm định mới thực hiện cho vay.
Ông Trần Văn Cường thông tin thêm, để thực hiện các bước để vay vốn, về phía chủ tàu nộp hồ sơ đăng ký vay vốn đóng mới, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ thiết kế sơ bộ của tàu trong đó có dự toán, bản cam kết vốn đối ứng, báo cáo tình trạng nợ cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Sau đó trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật chi tiết (sẽ tốn phí nếu không dùng mẫu thiết kế của Bộ NN-PTNN).
Người vay vốn phải hoạt động nghề cá từ 2 đến 3 năm, có hộ khẩu tại địa phương. Những hộ ngư dân nếu còn nợ xấu thì sẽ phải thông báo về địa phương như một điều kiện khi xét duyệt. Quy trình sẽ xét duyệt từ cấp xã (10 ngày), huyện (5 ngày và thẩm định) và chuyển về cơ quan thường trực là Sở NN-PTNN (2 ngày) rồi trình lên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 phê duyệt.
Liên quan tới việc đóng tàu, Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 của tỉnh đã công bố đến các ngân hàng, hộ vay vốn danh sách các cơ sở đóng tàu đã được tỉnh thẩm định và Trung ương công bố để tiện trong quá trình liên hệ, thực hiện giải ngân, vay vốn. Việc đóng mới, trong đó có việc giám sát thi công, vật liệu do cơ quan đăng kiểm thực hiện.
Yêu cầu vật liệu, mẫu mã, kết cấu của con tàu phải đúng như tiêu chuẩn đã quy định. Sau khi hoàn thành việc thử nghiệm, nghiệm thu, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp giấy phép sẽ giao cho ngân hàng. Song song với việc này, ngư dân phải thực hiện mua bảo hiểm cho con tàu.
Có thể bạn quan tâm

Theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015, tỉnh ta sẽ phát triển đạt 5.000ha cam, quýt. Và theo mục tiêu phát triển của tỉnh, từ năm 2016 – 2020, mỗi năm toàn tỉnh sẽ tiếp tục trồng mới 350ha, đầu tư thâm canh xây dựng vườn cam kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm 400ha.

Theo Bộ Tài chính, dự kiến sẽ giảm mức thuế XK đối với mặt hàng cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp thuộc nhóm HS 4001, 4002 và 4005 từ mức 1% xuống còn 0% để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su, làm tăng tính cạnh tranh về giá trong tình hình cung thế giới đang cao hơn nhu cầu.

Xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) và Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã xây dựng 2 tổ hợp tác chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi trong tổ chỉ được hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, chưa giải quyết được đầu ra, phải tự tìm thương lái để tiêu thụ sản phẩm.

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và chính quyền 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đã cùng ngồi lại với nhau tìm cách giúp ngư dân vươn khơi đánh bắt

Thấy việc chăn nuôi bò lai đầu ra ổn định, mức độ rủi ro thấp, lại dễ nuôi, dịch bệnh ít xảy ra, vốn ban đầu có thể chấp nhận được, đầu năm 2014, ông Đức chọn nuôi bò cái lai sinh sản để phát triển kinh tế gia đình. Với số vốn ban đầu 39 triệu đồng, ông Đức mua 1 con cái chửa, 1 con cái lai có con kèm theo.