Đóng Tàu Lớn Vươn Khơi

Với nhiều ngư dân thì có một chiếc tàu lớn đủ sức vươn khơi dài ngày đã là một sự chắt chiu trong nhiều năm, thậm chí cả đời vẫn không có. Thế nhưng ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), một ngư dân bỏ ra một số tiền “khủng” đóng mới 3 chiếc tàu công suất lớn cùng một lúc. Đó là anh Nguyễn Văn Hiền.
Những ngày đầu năm mới, tại xưởng đóng tàu Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi), nhiều tàu thuyền của ngư dân đóng mới được những người thợ tranh thủ hoàn thiện để kịp “xuống nước” chuẩn bị cho một mùa biển mới. Trong xưởng đóng tàu nhỏ hẹp nằm cạnh dòng Kinh giang chỉ vỏn vẹn có 7 chiếc tàu đang trong giai đoạn hoàn thiện thì có đến 3 chiếc của ngư dân Nguyễn Văn Hiền.
Có mặt tại xưởng để theo dõi hằng ngày, anh Nguyễn Văn Hiền cho biết, trước khi đóng 3 chiếc tàu này, anh đã có 3 chiếc tàu khác làm nghề lưới vây rút chì. Sau nhiều năm đánh bắt thuận lợi, có một số vốn tương đối khá, trong khi các tàu cá đã cũ, công suất cũng nhỏ, vừa không còn an toàn cho mỗi chuyến khơi xa dài ngày, nên tháng 8 (âm lịch) vừa rồi, anh quyết tâm bán 2 chiếc tàu cũ và bỏ ra hơn 8 tỷ đồng để đóng mới cùng lúc 3 chiếc lớn. Những chiếc tàu đang được đóng mới có công suất 650CV, 500CV và 410CV. Như vậy, hiện anh đang sở hữu 4 tàu cá đánh bắt xa bờ. Anh Hiền chia sẻ, mình cả đời gắn bó với biển, nếu có điều kiện thì tội gì không đóng mới tàu lớn để ra khơi cho an toàn và đánh bắt hiệu quả hơn.
Mặc dù đóng mới 3 chiếc tàu nhưng anh Hiền chỉ vay mượn thêm khoảng 1 tỷ đồng. Anh Hiền hy vọng, với 4 chiếc tàu ra khơi, nếu may mắn thì chỉ một chuyến biển dài ngày là có thể trả hết nợ. Hiện tại, 3 chiếc tàu đang đóng sắp hoàn thiện, vào đầu tháng Chạp đến là có thể xuống nước lấy ngày và sẽ ra khơi sau khi ăn Tết xong.
Anh Hiền tính toán, với 3 chiếc tàu đóng mới thì sẽ có một chiếc được thiết kế để làm hậu cần. Sau khi ăn Tết, anh sẽ tổ chức lễ ra khơi. “Việc cung cấp các nhu yếu phẩm, dầu sẽ được chiếc hậu cần đảm nhiệm. 3 tàu còn lại hoạt động dài ngày trên biển, đồng thời đưa thủy sản khai thác được vào bờ để bán. Các tàu không còn phải ra vô lấy dầu như trước nữa, như vậy thì hiệu quả cao hơn”, anh Hiền, nói.
Chia sẻ về việc làm ăn hiệu quả của mình, anh Hiền cho biết, các tàu của anh đều được đầu tư các thiết bị hiện đại như máy dò ngang, hệ thống thông tin liên lạc tốt nên làm ăn đạt hiệu quả cao. Anh em có thu nhập khá nên cũng gắn bó với mình. Trong năm 2014, với 3 chiếc tàu cũ ra khơi với 21 lao động, thu nhập 100 triệu đồng/người. Riêng anh tích lũy được hơn 2 tỷ đồng. Năm 2015 này, 4 tàu của anh giải quyết việc làm cho khoảng 40 lao động.
Một số ngư dân đang đóng mới tàu cá tại xưởng đóng tàu này, kể cả những người thợ đóng tàu khi được hỏi đều cho rằng, ở vùng biển này nói đến anh Hiền thì ai cũng nể bởi cách tính toán, làm ăn tương đối có hiệu quả của anh.
Có thể bạn quan tâm

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.

Có thể nói Thiện Mỹ là địa bàn tập trung sản xuất lúa chất lượng cao nhiều nhất huyện Trà Ôn (Vĩnh Long). Một thời giống lúa Jasmine 85 (lúa thơm) khởi phát từ đây có tiếng xa gần. Rồi thăng trầm, Jasmine có giai đoạn giảm dần diện tích đến mức thấp nhất. Lúc đó, giống lúa OM4900, OM5451, OM4218,... thay màu xanh đất lúa.

Theo đó, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên nền ao tôm nước lợ được áp dụng thí điểm diện tích là 6 ha của 15 hộ tại ấp Phạm Kiểu, xã Vĩnh Hiệp được Trung tâm Khuyến nông Sóc trăng hỗ trợ về giống, trạm khuyến nông thị xã hỗ trợ về kỷ thuật; đến nay lúa đã 50 ngày tuổi, phát triển tốt và đang nở bụi đẻ nhánh.