Đóng Tàu Lớn Vươn Khơi

Với nhiều ngư dân thì có một chiếc tàu lớn đủ sức vươn khơi dài ngày đã là một sự chắt chiu trong nhiều năm, thậm chí cả đời vẫn không có. Thế nhưng ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), một ngư dân bỏ ra một số tiền “khủng” đóng mới 3 chiếc tàu công suất lớn cùng một lúc. Đó là anh Nguyễn Văn Hiền.
Những ngày đầu năm mới, tại xưởng đóng tàu Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi), nhiều tàu thuyền của ngư dân đóng mới được những người thợ tranh thủ hoàn thiện để kịp “xuống nước” chuẩn bị cho một mùa biển mới. Trong xưởng đóng tàu nhỏ hẹp nằm cạnh dòng Kinh giang chỉ vỏn vẹn có 7 chiếc tàu đang trong giai đoạn hoàn thiện thì có đến 3 chiếc của ngư dân Nguyễn Văn Hiền.
Có mặt tại xưởng để theo dõi hằng ngày, anh Nguyễn Văn Hiền cho biết, trước khi đóng 3 chiếc tàu này, anh đã có 3 chiếc tàu khác làm nghề lưới vây rút chì. Sau nhiều năm đánh bắt thuận lợi, có một số vốn tương đối khá, trong khi các tàu cá đã cũ, công suất cũng nhỏ, vừa không còn an toàn cho mỗi chuyến khơi xa dài ngày, nên tháng 8 (âm lịch) vừa rồi, anh quyết tâm bán 2 chiếc tàu cũ và bỏ ra hơn 8 tỷ đồng để đóng mới cùng lúc 3 chiếc lớn. Những chiếc tàu đang được đóng mới có công suất 650CV, 500CV và 410CV. Như vậy, hiện anh đang sở hữu 4 tàu cá đánh bắt xa bờ. Anh Hiền chia sẻ, mình cả đời gắn bó với biển, nếu có điều kiện thì tội gì không đóng mới tàu lớn để ra khơi cho an toàn và đánh bắt hiệu quả hơn.
Mặc dù đóng mới 3 chiếc tàu nhưng anh Hiền chỉ vay mượn thêm khoảng 1 tỷ đồng. Anh Hiền hy vọng, với 4 chiếc tàu ra khơi, nếu may mắn thì chỉ một chuyến biển dài ngày là có thể trả hết nợ. Hiện tại, 3 chiếc tàu đang đóng sắp hoàn thiện, vào đầu tháng Chạp đến là có thể xuống nước lấy ngày và sẽ ra khơi sau khi ăn Tết xong.
Anh Hiền tính toán, với 3 chiếc tàu đóng mới thì sẽ có một chiếc được thiết kế để làm hậu cần. Sau khi ăn Tết, anh sẽ tổ chức lễ ra khơi. “Việc cung cấp các nhu yếu phẩm, dầu sẽ được chiếc hậu cần đảm nhiệm. 3 tàu còn lại hoạt động dài ngày trên biển, đồng thời đưa thủy sản khai thác được vào bờ để bán. Các tàu không còn phải ra vô lấy dầu như trước nữa, như vậy thì hiệu quả cao hơn”, anh Hiền, nói.
Chia sẻ về việc làm ăn hiệu quả của mình, anh Hiền cho biết, các tàu của anh đều được đầu tư các thiết bị hiện đại như máy dò ngang, hệ thống thông tin liên lạc tốt nên làm ăn đạt hiệu quả cao. Anh em có thu nhập khá nên cũng gắn bó với mình. Trong năm 2014, với 3 chiếc tàu cũ ra khơi với 21 lao động, thu nhập 100 triệu đồng/người. Riêng anh tích lũy được hơn 2 tỷ đồng. Năm 2015 này, 4 tàu của anh giải quyết việc làm cho khoảng 40 lao động.
Một số ngư dân đang đóng mới tàu cá tại xưởng đóng tàu này, kể cả những người thợ đóng tàu khi được hỏi đều cho rằng, ở vùng biển này nói đến anh Hiền thì ai cũng nể bởi cách tính toán, làm ăn tương đối có hiệu quả của anh.
Có thể bạn quan tâm

Đưa ánh mắt nhìn về phía con đường mới, chị Trần Thị Nhiều, ngụ ấp Láng Sen A, khoe: “Cuộc sống bây giờ khác trước lắm rồi. Bởi giờ muốn đi đâu thì tệ lắm cũng đi bằng xe đạp hoặc xe máy, nhiều gia đình có điều kiện hơn họ còn đi taxi. Cuộc sống ở nông thôn giờ đâu khác gì so với ở thành thị”.

UBND huyện Thanh Thủy vừa phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị giới thiệu giống lúa thuần Thiên ưu 8 và một số giống cây trồng mới vào địa bàn huyện.

Những chiếc ô tô chở nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa làm việc liên tục trong ngày, vượt qua những dốc đồi cách trở để đến tận rẫy thu mua sắn của nông dân. Trên những đồi sắn, những hộ gia đình nhiệt tình hoán đổi công cho nhau để sắn nhà nào cũng được thu hoạch và xuất bán dứt điểm trong thời gian ngắn nhất..

Vùng đất trồng cỏ bây giờ vốn là vùng trồng màu trọng điểm của thôn Bắc Bình. Đất gần sông nên khá màu mỡ, vì vậy khi thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế về vận động người dân thí điểm dự án trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất này thì dân ở đây không đồng tình.

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí “Thế giới đa cực” (Nga) đã đưa ra một số đánh giá về nền kinh tế Việt nam trong năm 2014.