Đồng Tâm bưởi nhãn trĩu cành

Vườn bưởi Diễn của gia đình chị Nguyễn Thị Hậu, thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm.
Bà Vũ Thị Hường, thôn Tân Sỏi là người đi đầu chuyển đổi vải thiều sang trồng 400 cây nhãn chín muộn.
Vườn nhãn đã cho thu hoạch được 2 vụ, bình quân mỗi vụ 3 tấn quả, trừ chi phí thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Là chủ nhân của hơn 200 cây bưởi Diễn, anh Nguyễn Văn Tú, thôn Hồng Lạc cho biết vườn bưởi đã cho thu hoạch năm thứ ba.
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ngay từ khi trồng, anh đã đầu tư hơn 3 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nhằm giảm công lao động và tiết kiệm nước.
Năm ngoái, anh thu hoạch được khoảng 1 vạn quả, giá 20 nghìn đồng/quả, thu lãi hơn 100 triệu đồng; năm nay ước đạt tương đương năm ngoái.
Cùng thôn với anh Nguyễn Văn Tú, hộ chị Nguyễn Thị Hiền đã cải tạo diện tích vườn đồi rộng hơn 2 ha để trồng gần 1 nghìn cây cam Đường Canh và cam Vinh.
Thời điểm này, cây đang phát triển tốt dự kiến sang năm sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Ông Vũ Trọng Dũng, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Vụ trước, sản lượng nhãn chín muộn và cây ăn quả có múi trên địa bàn xã đạt hơn 200 tấn quả, thu khoảng 5 tỷ đồng.
Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy một số giống cây như: Cam Đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, có khả năng nhân rộng".
Thời gian tới, xã Đồng Tâm tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích, hình thành vùng cây ăn quả chuyên canh.
Để giúp người dân chuyển đổi giống cây trồng đạt hiệu quả cao, hằng năm UBND xã Đồng Tâm phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện triển khai các biện pháp hỗ trợ về giống, vật tư nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Từ đó, tạo động lực cho người dân yên tâm sản xuất, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Vịt trời trong tự nhiên là một trong các loại động vật hoang dã, thịt thơm ngon, ngọt, mềm hơn các loại vịt thông thường và đặc biệt là không có mùi tanh. Do vậy, những món ăn chế biến từ vịt trời đều mang hương vị độc đáo hơn vịt thường. Từ đó, vịt trời đã được thuần hóa, đưa vào sản xuất đại trà trong các trang trại và nông hộ ở một số tỉnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người.

Trạm Khuyến nông Tây Sơn (Bình Định) vừa triển khai mô hình (MH) “Nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao ở giai đoạn bê con” tại hộ ông Hồ Xuân Dũng ở thôn An Vinh 1, xã Tây Vinh với quy mô 5 con bê lai F1 thuộc giống bò BBB - giống bò siêu thịt của Bỉ.

Lựa chọn giống gà Bình Định nuôi thả vườn theo hướng an toàn sinh học để phát triển kinh tế, anh Hồ Phú ở khu phố 2, phường Thác Mơ (Phước Long, Bình Phước) đang dần gầy dựng thương hiệu gà uy tín, chất lượng với các hệ thống nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thị xã.

Sau hơn 1 năm đưa vào sản xuất ở 2 xã Đức Hương và Hương Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), cây chanh leo đang khẳng định giá trị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác với mức thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm.

Trong khi nhiều nông dân ở Cà Mau đang vỡ nợ vì nuôi tôm công nghiệp, phải cầm cố ruộng đất hoặc bỏ xứ đi làm ăn xa thì không ít người vẫn thành công từ con tôm nhờ áp dụng mô hình nuôi lót bạt trên ao nhỏ.