Đồng Tâm bưởi nhãn trĩu cành

Vườn bưởi Diễn của gia đình chị Nguyễn Thị Hậu, thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm.
Bà Vũ Thị Hường, thôn Tân Sỏi là người đi đầu chuyển đổi vải thiều sang trồng 400 cây nhãn chín muộn.
Vườn nhãn đã cho thu hoạch được 2 vụ, bình quân mỗi vụ 3 tấn quả, trừ chi phí thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Là chủ nhân của hơn 200 cây bưởi Diễn, anh Nguyễn Văn Tú, thôn Hồng Lạc cho biết vườn bưởi đã cho thu hoạch năm thứ ba.
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, ngay từ khi trồng, anh đã đầu tư hơn 3 triệu đồng để lắp đặt hệ thống tưới nhằm giảm công lao động và tiết kiệm nước.
Năm ngoái, anh thu hoạch được khoảng 1 vạn quả, giá 20 nghìn đồng/quả, thu lãi hơn 100 triệu đồng; năm nay ước đạt tương đương năm ngoái.
Cùng thôn với anh Nguyễn Văn Tú, hộ chị Nguyễn Thị Hiền đã cải tạo diện tích vườn đồi rộng hơn 2 ha để trồng gần 1 nghìn cây cam Đường Canh và cam Vinh.
Thời điểm này, cây đang phát triển tốt dự kiến sang năm sẽ cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.
Ông Vũ Trọng Dũng, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Vụ trước, sản lượng nhãn chín muộn và cây ăn quả có múi trên địa bàn xã đạt hơn 200 tấn quả, thu khoảng 5 tỷ đồng.
Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy một số giống cây như: Cam Đường Canh, cam Vinh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, có khả năng nhân rộng".
Thời gian tới, xã Đồng Tâm tiếp tục khuyến khích người dân mở rộng diện tích, hình thành vùng cây ăn quả chuyên canh.
Để giúp người dân chuyển đổi giống cây trồng đạt hiệu quả cao, hằng năm UBND xã Đồng Tâm phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông huyện triển khai các biện pháp hỗ trợ về giống, vật tư nông nghiệp và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Từ đó, tạo động lực cho người dân yên tâm sản xuất, vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình năm trước, mùa mưa kết thúc sớm nên một số hồ chứa, công trình thủy lợi không đủ nước phục vụ trong mùa khô 2015. Do đó, các địa phương, ngành Nông nghiệp tỉnh đã xây dựng nhiều phương án để đảm bảo nước tưới và “né” hạn vào cuối vụ cho cây trồng của người dân.

Huyện Krông Nô có khoảng 19.000 ha đất nông nghiệp và điều kiện về nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất cây lương thực, chủ yếu là lúa, ngô, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 123.000 tấn. Vì vậy, hiện địa phương này được tỉnh chọn là vùng sản xuất lúa, ngô hàng hóa trọng điểm của tỉnh theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2014-2015, toàn huyện sẽ gieo trồng 900 ha cây trồng các loại; trong đó, chủ lực vẫn là ngô, lúa. Hiện nay, chính quyền và người dân các xã, thị trấn đang tích cực triển khai các giải pháp cần thiết để chuẩn bị cho sản xuất vụ đông xuân đạt hiệu quả, kịp thời và phòng tránh những thiệt hại có thể xảy ra trong vụ.

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.