Dong Riềng Được Mùa, Được Giá

Na Rì là huyện có diện tích trồng cây dong riềng lớn của tỉnh với khoảng 455ha. Thời điểm này, chính quyền địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung thu hoạch dong riềng. Mặc dù so với năm 2013, diện tích trồng dong của huyện có giảm nhưng lại là vụ thắng lợi đối với người trồng dong bởi củ dong vừa được mùa lại vừa được giá.
Ngay từ sáng sớm trên bãi dong của gia đình chị Bàn Thị Thúy, thôn Nà Dài, xã Cư Lễ đã có vài người đến giúp gia đình chị thu hoạch dong riềng. Nhanh tay gom củ dong, chị Thúy tâm sự: Đây là năm thứ 3 gia đình trồng dong riềng trên diện tích bãi đất đồi này. Tuy không biết diện tích rộng là bao nhiêu mét vuông nhưng trước đây mỗi vụ trồng được 1,5kg ngô giống, đến vụ thu hoạch bán được khoảng 1 triệu đồng.
Nhưng từ khi trồng dong, năm nào giá dong xuống thấp như năm ngoái gia đình cũng thu được 4 triệu đồng, năm nay dong vừa được mùa vừa được giá, dù thu hoạch chưa xong nhưng gia đình đã thu được hơn 8 triệu đồng, ước tính thu hoạch xong sẽ được khoảng gần 10 triệu đồng. Chị Thúy chia sẻ kinh nghiệm, trồng dong năm đầu, đất mới không phải bón phân nhưng củ dong vẫn to, nhưng đến năm thứ hai trở đi thì đất cằn nên mỗi gốc dong trồng xuống nên lót một lượng phân lân nhất định thì cây dong phát triển tốt, củ to hơn.
Trên mảnh vườn của gia đình chị Hoàng Thị Niên, thôn Thanh Sơn, xã Lam Sơn, chúng tôi thấy hàng chục bao củ dong đã được làm sạch, đang chờ thương lái đến thu mua, chị Niên cho biết: Năm nay gia đình chị trồng khoảng 1.000m2, nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với gia đình đầu tư phân chuồng nên củ dong to hơn so với mọi năm. Hiện nay, gia đình mới thu hoạch được một nửa diện tích, với giá bán 1.500 đồng/kg thu được vài triệu đồng.
Là hộ nghèo, gia đình rất phấn khởi bởi nếu trồng ngô, khoai với diện tích này như những năm trước thu không nổi hai triệu đồng, năm nay nhờ thắng lợi vụ dong chắc chắn cuộc sống gia đình chị Niên sẽ được cải thiện đáng kể. Khác với hai hộ trên, hộ gia đình anh Nông Văn Phong, thôn Bản Cuôn, xã Côn Minh mạnh dạn trồng xuống chân ruộng một vụ, nhờ chăm bón tốt nên năng suất đạt khá cao. Gia đình anh Phong trồng khoảng 300m2, được 3 tấn củ, bán với giá 1.700 đồng/kg thu về hơn 5 triệu đồng.
Vụ dong riềng năm 2014, toàn huyện Na Rì trồng được 455ha, đạt 65% kế hoạch, giảm 678ha so cùng kỳ năm ngoái. Năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp đã phát sinh một số loại bệnh thối thân, nấm bẹ…nhưng huyện đã kịp thời chỉ đạo bà con phun thuốc kịp thời, nên diện tích bị ảnh hưởng đến sản lượng không đáng kể. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con đang khẩn trương thu hoạch, đến nay đã thu hoạch khoảng 70% diện tích; năng suất đạt bình quân 715 tấn/ha, tổng sản lượng đạt khoảng 32.532 tấn.
Đồng chí Long Thị Thịnh- Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Na Rì cho biết: Năm ngoái, giá dong rẻ chỉ vài trăm đồng/kg, người nông dân lao đao vì dong riềng. Năm nay, chính quyền huyện, ngành chức năng phối hợp với các địa phương tổ chức họp cho các hộ nông dân với các chủ cơ sở sản xuất thu mua dong riềng của địa phương cùng bàn bạc và thống nhất: Các cơ sở chế biến thu mua toàn bộ dong riềng cho người dân với giá trên 1.000 đồng/kg trở lên. Đây là giá thích hợp cho cả người nông dân và cơ sở chế biến, sản xuất tinh bột đều có lãi…và hiện nay, các cơ sở chế biến thu mua từ 1.500-1.800 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi.
Dọc theo tuyến quốc lộ 3b địa phận từ xã Côn Minh vào huyện, đâu đâu cũng thấy cảnh bà con tất bật vận chuyển củ dong đến bán cho các xưởng chế biến, sản xuất. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Na Rì có 53 cơ sở, hợp tác xã chế biến tinh bột, sản xuất miến tại chỗ, ngay từ cuối tháng 10, một số xưởng đã bắt đầu đi vào hoạt động và đến nay đã có 43 xưởng đi vào hoạt động, tiến hành thu mua củ dong cho người dân.
Tại xưởng chế biến tinh bột và sản xuất miến dong của gia đình anh Lộc Văn Huyến, thôn Bản Cuôn, xã Côn Minh, một trong những cơ sở sản xuất tương đối lớn của xã. Thời điểm này, xưởng của anh đã thu mua được hơn 80 tấn dong củ và đi vào hoạt động được gần tháng nay. Tuy nhiên, do nguyên liệu không nhiều nên hằng ngày chỉ sản xuất cầm chừng khoảng 5 tấn/ngày. Còn nếu chạy hết công suất xưởng của anh phải đạt 10-12 tấn/ngày và lượng dong sản xuất trong một vụ đạt tương đương 800-1.000 tấn nhưng năm nay anh ước chừng chỉ thu mua được khoảng 200 tấn. Cùng với xưởng anh Huyến, hiện nay các xưởng trên địa bàn xã Côn Minh đang tập trung thu mua dong riềng cho bà con trên địa bàn xã và các xã lân cận.
Chúng tôi gặp anh Trần Văn Toàn và bà con thôn Áng Hin, xã Côn Minh chở dong riềng đến bán cho xưởng anh Trịnh Xuân Huấn, xã Côn Minh, anh Toàn cho biết: Vào đầu vụ trồng dong riềng gia đình hơi lo lắng, sợ không bán được hoặc bán rẻ. Nhưng bây giờ thì yên tâm rồi vì các xưởng ở Côn Minh đã thu mua, không những gia đình anh mà cả bà con trong thôn cũng rất phấn khởi, vì vụ dong năm nay lại được mùa, được giá.
Nhìn những nụ cười rạng rỡ của người dân, chúng tôi hiểu rằng: Nhờ sự mạnh dạn của chính quyền địa phương tiếp tục khuyến khích nhân dân gieo trồng loại cây này mặc dù sản lượng không nhiều như năm ngoái, nhưng năm nay giá cả tương đối ổn định không chỉ đem lại niềm vui mà còn là động lực để người dân duy trì và phát triển thương hiệu Miến dong Bắc Kạn.
Nguồn bài viết: http://baobackan.org.vn/channel/1121/201412/na-ri-dong-rieng-duoc-mua-duoc-gia-2357201/
Có thể bạn quan tâm

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất (27%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất (50,4%) nhờ lượng sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu tăng, trong khi thị trường thế giới thiếu nguồn cung do dịch bệnh EMS.

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.