Đồng Nai xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, mặc dù là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển mạnh của cả nước, nhưng việc hình thành chuỗi liên kết trong chăn nuôi ở Đồng Nai còn rất khó khăn. Nhiều trang trại nhỏ lẻ vẫn trong tình trạng tự mua heo giống giá rẻ, kém chất lượng, không có xuất xứ từ nhiều thương lái khác nhau, khiến dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây thiệt hại cho chủ trại và làm mất uy tín của cả vùng chăn nuôi.
Trước thực trạng này, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị với UBND tỉnh hỗ trợ cho dự án “Xây dựng, phát triển chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an toàn”. Dự án được thực hiện theo một quy trình khép kín, có sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất con giống, chế biến thức ăn, đến khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, các hộ chăn nuôi sẽ ký hợp đồng với Hợp tác xã để đảm bảo cung cấp con giống, thức ăn, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với mức giá ổn định.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu các sở, ngành, cùng phối hợp chặt chẽ xây dựng chuỗi liên kết bền vững trong chăn nuôi. Cụ thể, Sở Công thương sẽ là cầu nối để đưa những sản phẩm chăn nuôi an toàn vào các bếp ăn công nghiệp; Chi cục Thú y giám sát chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ… để đảm bảo đạt tiêu chuẩn
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Tánh, nông dân tại xã Lâm San (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nổi tiếng ở địa phương vì mô hình làm nông không đụng hàng: trồng cỏ đậu phộng dại trong vườn tiêu sạch. Ông còn tận dụng nguồn cỏ này làm thức ăn nuôi dê để có thêm thu nhập.

Người dân dùng các loại lá cây có chất chua như lá giang, lá me và thuốc sát trùng để rơ miệng cho gia súc bị lở mồm long móng

Từ một mảnh đất rẫy cằn cỗi dưới chân Hòn Rồng, ông Nguyễn Đông Hải (thôn Vĩnh Đông, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã cải tạo, lập vườn, mở trang trại, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi bò, heo và gà thịt an toàn sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Bình Thuận (gọi tắt là trung tâm) đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành.

Ngay sau khi các nước thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tuyên bố kết thúc đàm phán, nhiều thông tin cho rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn…