Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Nai Treo Chuồng Vì Dịch Cúm

Đồng Nai Treo Chuồng Vì Dịch Cúm
Ngày đăng: 06/03/2014

Những người chăn nuôi đang bị bủa vây tứ phía, đối mặt với nguy cơ phá sản, buộc phải “treo” chuồng, tạm ngưng chăn nuôi vì thua lỗ nặng do sản phẩm không ngừng rớt giá.

Theo ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH giống gia cầm Cao Khanh (huyện Trảng Bom - Đồng Nai), từ khi dịch cúm gia cầm bùng phát, nhu cầu tiêu thụ gà giống giảm mạnh. Các doanh nghiệp (DN) sản xuất giống gia cầm đang phải bù lỗ vì giá gà giống giảm từ 50-60% so với trước.

* Điêu đứng vì lỗ

Ông Khanh cho biết: “DN hiện phải gối đầu vốn cho các đại lý tiêu thụ con giống để kéo sức mua, nhưng có lúc buộc phải tạm ngừng cho ấp mẻ trứng mới. Thị trường chăn nuôi mấy năm nay quá bấp bênh, nay thêm gánh nặng dịch cúm, giá liên tục giảm, tồn hàng nên nông dân hầu như không nghĩ đến chuyện tái đàn”.

Ông Phạm Công Kiệt, nông dân nuôi gà tại xã Bình Minh (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Hiện giá gà ta “rớt” xuống còn từ 50-60 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ nhiều năm nay, nhưng có thể chưa chạm đáy. Ở đây, nhiều hộ chăn nuôi tuy quy mô đến vài ngàn con nhưng chủ yếu đều cung cấp cho tư thương mang bán lẻ tại các chợ.

Khi xuất hiện dịch cúm, người dân cảnh giác không mua, hàng hóa lại thường xuyên bị tịch thu do không chứng nhận được nguồn gốc nên có giai đoạn gà không thể tiêu thụ được”. Gà trưởng thành tồn kho tại trại, nguy cơ nhiễm các loại dịch bệnh rất cao vì chu kỳ vaccine đã hết. Nhiều nông dân nuôi gà rơi vào cảnh mất nhà, mất đất vì dịch cúm.

Ông Nguyễn Văn Nhận, nông dân có trại gà ở xã Cây Gáo và ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3 (huyện Trảng Bom), cho biết: “Từ khi ấp Lộ Đức xuất hiện đàn gà bị dịch cúm, cả trang trại lớn và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đều rất lo lắng. Hiện hàng ngày chúng tôi đều tổ chức phun thuốc khử trùng, người ra vào đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch”.

Theo ông Nhận, khó khăn nhất của người chăn nuôi là khâu tiêu thụ sản phẩm, có trang trại đã lỗ hàng tỷ đồng từ khi xuất hiện dịch cúm. Mặt khác do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, nhiều loại dịch bệnh cũng dễ phát sinh trên gia cầm. Không ít trang trại, hộ chăn nuôi gà ở 2 xã Cây Gáo và Hố Nai 3 đã giảm sản lượng từ 60-80% so với trước.

* Cân nhắc khi tái đàn

Theo chủ các trang trại chăn nuôi, tuy dịch chỉ xảy ra ở vài trường hợp cá biệt thuộc hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng cả ngành chăn nuôi cùng điêu đứng. Từ khi xuất hiện dịch cúm, thông tin về cúm gia cầm tràn ngập khiến nhiều người tiêu dùng e ngại, tẩy chay cả những sản phẩm sạch, an toàn. Người chăn nuôi càng khốn đốn vì giá rớt mạnh.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại gà tại xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu), bức xúc: “Giá gà công nghiệp tại trại lại tiếp tục giảm, chỉ còn 24 ngàn đồng/kg. Trang trại tôi có quy mô cả chục ngàn con, nay chỉ còn lại đôi ba ngàn con nhưng tôi chưa có ý định tái đàn”.

Theo đó, nhiều trang trại nhỏ, lẻ ở khu vực này đều đã “treo” chuồng vì không còn vốn để duy trì hoạt động. Những đợt dịch trước, các trang trại vẫn mạnh dạn đầu tư tái đàn chờ thị trường khởi sắc khi qua đợt dịch bệnh, nhưng hiện nay gà ngoại nhập về tràn lan nên người chăn nuôi rất cân nhắc trong việc tái đàn.

Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, cho rằng hiện các phương tiện thông tin truyền thông đều tràn ngập cảnh báo sự nguy hiểm của dịch cúm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người mua, khiến đầu ra sản phẩm gia cầm gặp khó khăn. Tỉnh đang tăng cường công tác tuyên truyền, minh bạch thông tin để người dân hiểu và không quay đầu với sản phẩm an toàn.

“Tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, sản phẩm nông nghiệp đang tồn hàng, có trang trại và hộ chăn nuôi tạm ngừng hoạt động hoặc không tái đàn là điều khó tránh khỏi. Người chăn nuôi cũng cần phải tính toán kỹ trong việc đầu tư tái đàn.

Tuy nhiên, nguy cơ thiếu gia cầm sau dịch bệnh không đáng lo ngại vì ngành chăn nuôi của Đồng Nai chủ yếu là các trang trại với quy mô lớn, nhiều kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh nên sẽ chủ động được trong việc tổ chức sản xuất, nắm được cơ hội khôi phục sau dịch bệnh” - ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Giá Mực Khô Tăng Lên Từ 20 Đến 30 Nghìn Đồng/kg Giá Mực Khô Tăng Lên Từ 20 Đến 30 Nghìn Đồng/kg

Được biết, trong khoảng 3 tháng trước đây, mực khô bị giảm giá đột biến khoảng 150 ngàn đồng/kg, gây rất nhiều khó khăn cho bà con ngư dân khi đánh bắt vì thu không bù nổi chi phí (doanh thu bán mực chiếm 70% tổng doanh số đánh bắt của chuyến biển), nhiều tàu ghe lỗ tổn do giá mực giảm phải nằm bờ.

01/08/2014
Bắc Ninh Tăng Cường Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi Bắc Ninh Tăng Cường Ứng Dụng Cơ Giới Hóa Trong Chăn Nuôi

Những năm qua, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bắc Ninh có bước phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều cơ sở sản xuất giống, chế biến, các trang trại từng bước đưa công nghệ cao vào sản xuất, góp phần giải phóng sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

01/08/2014
Rơm Đắt Như... Vàng Rơm Đắt Như... Vàng

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi bắt đầu thu hoạch vụ dưa đông xuân 2013 - 2014 và vụ dưa xuân hè 2014, tại các tỉnh miền Trung, rơm được bán với giá rất cao, gấp 2 - 3 lần so với mọi năm.

14/04/2014
Bình Phước Bệnh Vàng Rụng Lá, Nấm Hồng Trên Cây Cao Su Có Xu Hướng Tăng Bình Phước Bệnh Vàng Rụng Lá, Nấm Hồng Trên Cây Cao Su Có Xu Hướng Tăng

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, thời gian qua, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá... gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình.

01/08/2014
Nỗi Lo Từ Một Dự Án Rau Sạch Nỗi Lo Từ Một Dự Án Rau Sạch

Dự án “Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học” (còn gọi là QSEAP), tổng vốn đầu tư hơn 90 tỷ đồng, trong đó khoảng 66 tỷ đồng là vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được Sở NN&PTNT Đà Nẵng triển khai đầu năm 2010.

01/08/2014