Đồng Nai, Tây Ninh xử phạt nhiều cơ sở chăn nuôi sử dụng chất cấm

Ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết chất cấm salbutamol (chất tạo nạc) thuộc nhóm Benta - Agonist đã bị Tổ chức Y tế thế giới và Nông lương thế giới cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Salbutamol rất độc hại cho sức khỏe con người nếu ăn phải thịt còn tồn đọng chất này như gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ cơ và hệ tim mạch và có thể dẫn đến tử vong. Tại Việt Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002.
Theo ông Thạnh, qua thanh tra 9 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, bước đầu phát hiện 6 cơ sở nghi sử dụng chất cấm. Sau khi gửi mẫu đi phân tích thì có 5/9 mẫu dương tính với chất cấm salbutamol (chất tạo nạc). “Hiện chưa thể khẳng định việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở Tây Ninh ở mức độ nào nhưng tình hình đang rất nghiêm trọng”, ông Thạnh nói.
Ông Thạnh cho biết thêm trong số những cơ sở vi phạm, có 3 cơ sở chăn nuôi với quy mô trang trại nên phải áp dụng tình tiết tăng nặng để răn đe về hành vi đưa chất cấm salbutamol vào đàn heo, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. 3 trang trại bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất trong khung hình phạt là 20 triệu đồng/cơ sở gồm :
bà Nguyễn Thị Kim Thanh (46 tuổi, ngụ ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, H.Châu Thành); ông Nguyễn Quốc Nguyên (53 tuổi, ngụ ấp Phú Cường, xã Trường Đông, H.Hòa Thành); ông Võ Hữu Chính (55 tuổi, ngụ P.Ninh Sơn, TP.Tây Ninh).
Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi của bà Lê Thị Thủy (ấp Thạnh Trung, xã Thạnh Tây, H.Tân Biên) có hàm lượng chất salbutamol vượt 1,012 lần so với quy định (mức phạt 5 triệu đồng); cơ sở chăn nuôi của ông Lê Văn Sinh (ấp Tân Lợi, xã Tân Phú, H.Tân Châu) bị phạt 15 triệu đồng với hàm lượng chất cấm vượt 4,34 lần so với quy định.
Tại Đồng Nai, trong 8 tháng đầu năm 2015, qua hai đợt kiểm tra tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, Chi cục Thú y Đồng Nai đã phát hiện 17/84 mẫu dương tính với chất cấm salbutamol.
Ngoài ra, Chi cục Thú y tỉnh còn thanh tra đột xuất 10 cơ sở chăn nuôi, lấy 18 mẫu kiểm tra (gồm 12 mẫu nước tiểu và 6 mẫu thức ăn), hiện đã có kết quả 9 mẫu, trong đó phát hiện 3 mẫu nước tiểu dương tính với chất cấm.
Chưa hết, khi phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường - Công an TP.Biên Hòa, UBND các huyện lấy 6 mẫu nước tiểu tại 5 cơ sở heo bơm nước bị bắt quả tang, cơ quan chức năng cũng phát hiện 3 mẫu dương tính với chất cấm. Đối với những trường hợp phát hiện chất cấm nêu trên, Chi cục Thú y tỉnh đã xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15 triệu đồng/cơ sở.
Sở NN-PTNT Đồng Nai đã kiến nghị Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Y tế quản lý chặt nguồn salbutamol; tăng mức xử phạt về hành vi phát hiện chất cấm, đồng thời tiêu hủy toàn bộ lô hàng dương tính với chất cấm; Ngoài ra còn phải xử lý hình sự những cơ sở bị phát hiện sử dụng chất cấm trong sản xuất, kinh doanh nhiều lần.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, việc bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tổn thất thủy sản khai thác sau thu hoạch còn nhiều.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng cá nước lạnh toàn huyện đạt 195 tấn, bên cạnh đó, lượng cá đến kỳ thu hoạch ở các cơ sở vẫn còn khoảng 20 tấn. Như vậy, ước tính tổng sản lượng cá nước lạnh cả năm sẽ đạt hơn 200 tấn.

Nhằm thay thế các loại cây trồng kém hiệu quả trên diện tích đất vườn đồi tại các xã miền núi huyện Quỳnh Lưu, mấy năm trở lại đây, bà con nông dân đã chủ động đưa vào trồng cây nguyên liệu hương bài. Đây được coi là cây trồng phù hợp loại đất đồi cao, khó khăn về nguồn nước, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.