Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Nai Mù Mờ Chất Lượng Giống Cây Trồng

Đồng Nai Mù Mờ Chất Lượng Giống Cây Trồng
Ngày đăng: 30/04/2014

Giống cây trồng quyết định không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều đáng lo ngại hiện nay là thị trường giống cây trồng còn quá nhiều kẽ hở.

Theo một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống cây có uy tín, hiện đơn vị sản xuất có đăng ký đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các cơ sở sản xuất - kinh doanh tự phát.

* Thử mới biết

Ông Phạm Trí Việt, nông dân trồng bưởi tại huyện Định Quán (Đồng Nai), từng đoạt nhiều giải cao tại hội thi trái ngon - an toàn Nam bộ, kể: “Thời đó, tôi trồng thử đủ loại giống bưởi, như: năm roi, đường lá cam của Tân Triều, da xanh ruột hồng… Khi cây cho thu hoạch, tôi mới có cơ sở để chọn lọc, loại bỏ những cây, những giống không phù hợp. Vì nhìn vào cây giống, không thể biết được chất lượng của nó. Mặt khác, chỉ có thử nghiệm mới chọn được những giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu xứ này”.

Việc quản lý hoạt động kinh doanh giống cây trồng chủ yếu trên giấy tờ.

Anh Vòng Soay Dậu, một nông dân có vườn cam xoàn cho thu hoạch tiền tỷ tại xã Sông Thao (huyện Trảng Bom), chia sẻ: “Bản thân tôi và không ít nông dân khác từng rơi vào cảnh chặt bỏ vườn cây vì mua phải giống dỏm. Tuy có hơn 20 năm kinh nghiệm làm nông, nhưng để biết rõ về chất lượng cây giống tôi cũng chỉ có cách trồng thử mới biết. Chính vì vậy, tôi đã bỏ công tự chiết cành, nhân giống khi quyết định mở rộng diện tích vườn cam”.

Thử đi mua cây giống tại những điểm kinh doanh, đa số người bán chỉ giới thiệu chung chung về xuất xứ cây giống. Nhiều cơ sở không cung cấp được giấy tờ để chứng minh nguồn gốc, chất lượng giống ngoài những lời cam kết suông rằng đây là giống được làm từ những cơ sở uy tín, đảm bảo về chất lượng.

Ông Nguyễn Công Tú, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, thừa nhận: “Việc quản lý chất lượng của hoạt động sản xuất - kinh doanh giống cây trồng chủ yếu vẫn trên giấy tờ. Vì mặt hàng này không có căn cứ nào để kiểm tra trực tiếp về chất lượng như các loại hàng hóa khác”.

* Nhiều lo ngại

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, năm 2013 toàn tỉnh có trên 400 cơ sở, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh giống cây trồng. Trong đó, 56 cơ sở hoạt động không phép và đều rơi vào các hộ sản xuất tư nhân. Có nơi hình thành cả khu vực tập trung sản xuất cây giống tự phát, như huyện Trảng Bom với 33 cơ sở sản xuất giống không phép, chủ yếu là sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Năm 2013, kết quả kiểm tra của huyện Trảng Bom về đánh giá, phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp cho thấy, trong 17 cơ sở sản xuất được cấp phép chỉ có 2 cơ sở đạt loại A, còn lại 14 cơ sở không đạt bị đánh giá loại C, chiếm tỷ lệ trên 82%.

Bà Phạm Thị Phấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên giống cây trồng số 1 (huyện Trảng Bom), nhận xét: “Nhiều nông dân có vài sào đất cũng có thể mở cơ sở sản xuất giống lâm nghiệp. Có giai đoạn giá giống cây keo lai ngoài thị trường rớt xuống chỉ còn 200 đồng/cây vì nhà nhà đua nhau sản xuất. Lúc đó, chúng tôi chỉ bán được sản phẩm này cho khách “mối” chứ không ra được các vựa vì bị cạnh tranh về giá”.

Theo ông Nguyễn Công Tú, tuy hàng năm địa phương và các cơ quan chức năng đều có tổ chức kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống cây trồng nhưng khó kiểm soát hết thị trường. Nhiều điểm kinh doanh, sản xuất chỉ hoạt động theo mùa vụ trong một thời gian ngắn hoặc chỉ trưng bày vài mẫu giống cây, chỉ khi khách đặt mới nhập về nên rất khó xử lý.


Có thể bạn quan tâm

Thành Công Với Ước Mơ Làm Giàu Trên Quê Hương Thành Công Với Ước Mơ Làm Giàu Trên Quê Hương

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với tấm bằng loại khá, từng đi làm cho một vài công ty với thu nhập khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, ước mơ muốn làm giàu trên chính quê hương mình đã thôi thúc anh Đỗ Kim Tuyến quay về mở trại chăn nuôi gà thả vườn.

24/01/2015
Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.

24/01/2015
Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống Ninh Thuận Kỳ Tích Mới Ở “Thủ Phủ” Tôm Giống

Điều gì làm cho một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ được mệnh danh là xứ sở “thừa nắng” trở thành trung tâm sản xuất tôm giống của cả nước? Câu trả lời đơn giản là tỉnh ta đã khai thác được lợi thế vùng tiểu khí hậu đặc trưng nắng ấm quanh năm để sản xuất tôm giống mà nhiều nơi khác không sánh kịp.

26/01/2015
Diện Tích Nuôi Cá Tra Tăng Không Đáng Kể Diện Tích Nuôi Cá Tra Tăng Không Đáng Kể

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 102 cơ sở sản xuất cá tra giống, với sản lượng từ 25 - 28 tỉ con cá tra bột. Các địa phương có nhiều cơ sở sản xuất giống cá tra bột như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Tiền Giang.

26/01/2015
Lào Cai Năm 2014, Sản Lượng Thủy Sản Đạt 5.700 Tấn Lào Cai Năm 2014, Sản Lượng Thủy Sản Đạt 5.700 Tấn

Đến hết năm 2014, diện tích mặt nước, ao nuôi thủy sản toàn tỉnh đã đạt 1.875 ha, tăng 59 ha so với năm 2013, thủy sản Lào Cai không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn mở rộng ra một số địa phương lân cận như Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái... Cùng với mở rộng diện tích, người nuôi thủy sản đã chú trọng chuyển đổi hình thức nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh, thâm canh...

26/01/2015