Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Nai Dập Nhanh 2 Điểm Xuất Hiện Dịch Cúm Gia Cầm

Đồng Nai Dập Nhanh 2 Điểm Xuất Hiện Dịch Cúm Gia Cầm
Ngày đăng: 20/02/2014

Chiều 18-2, UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp khẩn cấp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT), cùng các sở, ngành, địa phương về tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, Đồng Nai đã xuất hiện 2 điểm bị cúm gia cầm, gồm: hộ chăn nuôi của ông Nguyễn Năng Hòa (ấp 6, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ) với đàn gà thịt 49 ngày tuổi trên 3,2 ngàn con và hộ chăn nuôi của ông Trần Văn Dần (ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom) với 5 ngàn con gà Tam Hoàng 62 ngày tuổi.

Được biết, tổng số gà chết tại 2 hộ nói trên là gần 7.500 con, với kết quả xét nghiệm bị nhiễm cúm H5N1. Toàn bộ số gia cầm này đều nhập giống từ địa phương khác và nguyên nhân phát dịch là do chưa thực hiện tiêm phòng.

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, huyện Cẩm Mỹ đã cho tăng cường 4 ngàn liều văcxin cho 2 xã thuộc vùng uy hiếp và phun 400 lít hóa chất để khử trùng cho 4 xã vùng đệm. Huyện Trảng Bom cũng nhanh chóng khoanh vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm để kịp thời xử lý. Đến nay, 2 ổ dịch này đã cơ bản được kiểm soát tốt.

Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh yêu cầu Sở NN-PTNT rà soát lại để tiếp tục tăng cường công tác tiêm, phòng, trên tinh thần hết sức quyết liệt, khẩn trương. Từ sở, ngành, địa phương cần triển khai kịp thời kế hoạch phòng, chống dịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, vận chuyển gia cầm, nhất là các huyện đầu mối giao thong.


Có thể bạn quan tâm

Vỡ Quy Hoạch Trồng Cao Su, Hàng Nghìn Diện Tích Bị Chặt Hạ Vỡ Quy Hoạch Trồng Cao Su, Hàng Nghìn Diện Tích Bị Chặt Hạ

Theo Quyết định số 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, mục tiêu phát triển diện tích cây cao su của Việt Nam đến năm 2015 là 800.000ha và giữ diện tích ổn định ở mức này.

06/08/2014
Xã Nga Tiến (Nga Sơn) Chuyển Đổi 76 Ha Trồng Cói Sang Trồng Lúa Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Xã Nga Tiến (Nga Sơn) Chuyển Đổi 76 Ha Trồng Cói Sang Trồng Lúa Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

06/08/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng 24,5% Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng 24,5%

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

06/08/2014
Lúa Gạo 'Chảy' Đi Đâu? Lúa Gạo 'Chảy' Đi Đâu?

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?

06/08/2014
Nam Đàn (Nghệ An) Sắn Dây, Cây Nam Đàn (Nghệ An) Sắn Dây, Cây "Làm Chơi, Ăn Thật"

Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.

06/08/2014