Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Ngày đăng: 11/07/2015

Tại huyện Thống Nhất, mưa lớn kéo dài đã làm ngập lụt một số nhà cửa, giếng nước và hàng chục hécta rau màu của bà con đang trong thời kỳ cho thu hoạch khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Theo anh Vũ Thanh Hùng (ấp Tân Yên, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất): “Mưa nhiều, dòng suối bị nghẽn rác, nước không thoát được nên dâng lên tràn vào nhà dân và diện tích trồng rau màu của cả khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, nơi đây đã xảy ra 2 đợt ngập lụt làm vườn rau của gia đình tôi bị mất trắng, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.

Mưa to cũng làm 10 nhà dân thuộc ấp Phúc Nhạc 2 (xã Gia Tân 3)  bị ngập từ 20-50cm, hàng chục giếng nước bị ngập không thể sử dụng, khoảng 20 hécta rau màu chìm trong biển nước. Ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, một số khu vực trên địa bàn huyện xảy ra mưa kèm lốc xoáy đã cuốn đổ hàng loạt pa nô, bảng hiệu quảng cáo và nhiều hàng quán trên tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đoạn qua địa bàn huyện Thống Nhất. Một số nhà dân, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng bị tốc mái. Nhiều cây điều, cao su… của nông dân bị gãy, đổ.

Tại xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), đợt dông lốc xảy ra vào ngày 8-7 đã làm nhiều ngôi nhà của người dân bị tốc mái, hoa màu bị ngập úng… Sau cơn dông lốc, cây cối gãy đổ ra đường, nhiều vườn tiêu, vườn chuối bị thiệt hại. Điều lo lắng nhất là tuyến đường chính vào xã ngày càng xuống cấp, đầy ổ voi, mỗi khi mưa là ngập lênh láng gây nguy hiểm cho người lưu thông.

Theo Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy, hiện tượng lốc xoáy thường xảy ra trong thời gian ngắn, đi theo luồng và liên tục di chuyển nên rất khó dự báo. Mưa thường tập trung vào thời điểm từ trưa đến chiều tối nên hiện tượng dông, lốc cũng xảy ra vào thời gian này, người dân nên chú ý để chủ động phòng tránh. Sau những đợt nắng nóng kéo dài từ 7-10 ngày, mưa sẽ thường kèm theo dông, lốc xoáy vì chênh lệch nhiệt độ. Hiện tượng này xảy ra tập trung vào đầu mùa mưa và có thể đến tháng 8 vào cao điểm mùa mưa sẽ giảm. Theo thống kê vài năm trở lại đây, những cơn bão lớn, thậm chí siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều, thường tập trung vào cuối mùa khô.


Có thể bạn quan tâm

Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.

03/12/2013
Khi Nông Dân Làm Cà Phê 4C Khi Nông Dân Làm Cà Phê 4C

Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), vùng đất kinh tế mới hôm nay gần như độc canh cây cà phê với trên 95% diện tích đất nông nghiệp. Làm sao để cây cà phê nơi đây phát triển bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và người thu mua cũng như giữ ổn định môi trường sinh thái đang là câu hỏi được đặt ra.

03/12/2013
Những Những "Bậc Thầy" Trồng Nấm

Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh (phường Xuân Thanh, TX.Long Khánh - Đồng Nai) hiện có 10 hội viên chuyên sản xuất nấm. Trung bình mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường cả trăm tấn nấm các loại. Trong đó, thế mạnh của HTX là nấm mèo và nấm linh chi.

03/12/2013
Một Hộ Nông Dân Đầu Tư Trồng Gần 1 Ha Cây Tam Thất Một Hộ Nông Dân Đầu Tư Trồng Gần 1 Ha Cây Tam Thất

Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.

03/12/2013
Sa Pa Trồng Mới Gần 30 Ha Đào Pháp Sa Pa Trồng Mới Gần 30 Ha Đào Pháp

Thực hiện dự án mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới, năm 2013, huyện Sa Pa trồng mới được 29,4 ha đào Pháp tại các xã Sa Pả, Tả Phìn, Lao Chải, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.

03/12/2013