Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Tại huyện Thống Nhất, mưa lớn kéo dài đã làm ngập lụt một số nhà cửa, giếng nước và hàng chục hécta rau màu của bà con đang trong thời kỳ cho thu hoạch khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Theo anh Vũ Thanh Hùng (ấp Tân Yên, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất): “Mưa nhiều, dòng suối bị nghẽn rác, nước không thoát được nên dâng lên tràn vào nhà dân và diện tích trồng rau màu của cả khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, nơi đây đã xảy ra 2 đợt ngập lụt làm vườn rau của gia đình tôi bị mất trắng, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.
Mưa to cũng làm 10 nhà dân thuộc ấp Phúc Nhạc 2 (xã Gia Tân 3) bị ngập từ 20-50cm, hàng chục giếng nước bị ngập không thể sử dụng, khoảng 20 hécta rau màu chìm trong biển nước. Ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, một số khu vực trên địa bàn huyện xảy ra mưa kèm lốc xoáy đã cuốn đổ hàng loạt pa nô, bảng hiệu quảng cáo và nhiều hàng quán trên tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đoạn qua địa bàn huyện Thống Nhất. Một số nhà dân, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng bị tốc mái. Nhiều cây điều, cao su… của nông dân bị gãy, đổ.
Tại xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), đợt dông lốc xảy ra vào ngày 8-7 đã làm nhiều ngôi nhà của người dân bị tốc mái, hoa màu bị ngập úng… Sau cơn dông lốc, cây cối gãy đổ ra đường, nhiều vườn tiêu, vườn chuối bị thiệt hại. Điều lo lắng nhất là tuyến đường chính vào xã ngày càng xuống cấp, đầy ổ voi, mỗi khi mưa là ngập lênh láng gây nguy hiểm cho người lưu thông.
Theo Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy, hiện tượng lốc xoáy thường xảy ra trong thời gian ngắn, đi theo luồng và liên tục di chuyển nên rất khó dự báo. Mưa thường tập trung vào thời điểm từ trưa đến chiều tối nên hiện tượng dông, lốc cũng xảy ra vào thời gian này, người dân nên chú ý để chủ động phòng tránh. Sau những đợt nắng nóng kéo dài từ 7-10 ngày, mưa sẽ thường kèm theo dông, lốc xoáy vì chênh lệch nhiệt độ. Hiện tượng này xảy ra tập trung vào đầu mùa mưa và có thể đến tháng 8 vào cao điểm mùa mưa sẽ giảm. Theo thống kê vài năm trở lại đây, những cơn bão lớn, thậm chí siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều, thường tập trung vào cuối mùa khô.
Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin Bộ đã chỉ đạo các Sở NN-PTNT và các cơ quan liên quan tham mưu cho tỉnh xem xét công nhận các cơ sở đủ điều kiện đóng tàu báo cáo Bộ. Sau đó, Bộ sẽ tập hợp thành một danh mục các cơ sở đủ điều kiện đóng, duy tu tàu cá vỏ thép để ngư dân lựa chọn, không ấn định đóng ở cơ sở nào.

Ngân hàng nhà nước sẽ tái cấp vốn, lãi suất 0% cho khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.