Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Tại huyện Thống Nhất, mưa lớn kéo dài đã làm ngập lụt một số nhà cửa, giếng nước và hàng chục hécta rau màu của bà con đang trong thời kỳ cho thu hoạch khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Theo anh Vũ Thanh Hùng (ấp Tân Yên, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất): “Mưa nhiều, dòng suối bị nghẽn rác, nước không thoát được nên dâng lên tràn vào nhà dân và diện tích trồng rau màu của cả khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, nơi đây đã xảy ra 2 đợt ngập lụt làm vườn rau của gia đình tôi bị mất trắng, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.
Mưa to cũng làm 10 nhà dân thuộc ấp Phúc Nhạc 2 (xã Gia Tân 3) bị ngập từ 20-50cm, hàng chục giếng nước bị ngập không thể sử dụng, khoảng 20 hécta rau màu chìm trong biển nước. Ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, một số khu vực trên địa bàn huyện xảy ra mưa kèm lốc xoáy đã cuốn đổ hàng loạt pa nô, bảng hiệu quảng cáo và nhiều hàng quán trên tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đoạn qua địa bàn huyện Thống Nhất. Một số nhà dân, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng bị tốc mái. Nhiều cây điều, cao su… của nông dân bị gãy, đổ.
Tại xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), đợt dông lốc xảy ra vào ngày 8-7 đã làm nhiều ngôi nhà của người dân bị tốc mái, hoa màu bị ngập úng… Sau cơn dông lốc, cây cối gãy đổ ra đường, nhiều vườn tiêu, vườn chuối bị thiệt hại. Điều lo lắng nhất là tuyến đường chính vào xã ngày càng xuống cấp, đầy ổ voi, mỗi khi mưa là ngập lênh láng gây nguy hiểm cho người lưu thông.
Theo Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy, hiện tượng lốc xoáy thường xảy ra trong thời gian ngắn, đi theo luồng và liên tục di chuyển nên rất khó dự báo. Mưa thường tập trung vào thời điểm từ trưa đến chiều tối nên hiện tượng dông, lốc cũng xảy ra vào thời gian này, người dân nên chú ý để chủ động phòng tránh. Sau những đợt nắng nóng kéo dài từ 7-10 ngày, mưa sẽ thường kèm theo dông, lốc xoáy vì chênh lệch nhiệt độ. Hiện tượng này xảy ra tập trung vào đầu mùa mưa và có thể đến tháng 8 vào cao điểm mùa mưa sẽ giảm. Theo thống kê vài năm trở lại đây, những cơn bão lớn, thậm chí siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều, thường tập trung vào cuối mùa khô.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.

Những năm gần đây, nhiều hộ chăn nuôi của xã Thanh Tân (Kiến Xương - Thái Bình), giàu lên từ vùng chuyển đổi. Trong số đó có gia đình anh Bùi Mạnh Hùng (thôn Tử Tế) mỗi năm thu về hơn 200 triệu đồng tiền lãi nhờ áp dụng chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Nuôi gà thả vườn là mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng vừa được tổ chức phi chính phủ Malteser International (Đức) triển khai thí điểm tại một số xã của huyện Tây Giang (Quảng Nam), giúp người dân thay đổi tư duy canh tác và tiếp cận mô hình mới, đem lại hiệu quả thiết thực.

Thái Nguyên những ngày đầu tháng 11, tiết trời se lạnh, nhưng ở các vùng chè của tỉnh vẫn sôi động, ấm áp bởi không khí chuẩn bị cho Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, nhằm hướng tới việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển ngành chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng.

Ông Ngô Hùng Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã An Bình (Thoại Sơn - An Giang) cho biết, toàn xã có 14 hộ trồng lúa Nhật, với diện tích 120 héc-ta, năng suất bình quân 6-6,5 tấn/héc-ta, giá lúa ký kết cao hơn giá lúa thị trường từ 1.500 đến 2.000 đồng/kg. Sắp tới, Công ty TNHH Angimex Kitoku xây dựng nhà máy tại xã Vọng Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu mua lúa cho nông dân.