Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Tại huyện Thống Nhất, mưa lớn kéo dài đã làm ngập lụt một số nhà cửa, giếng nước và hàng chục hécta rau màu của bà con đang trong thời kỳ cho thu hoạch khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Theo anh Vũ Thanh Hùng (ấp Tân Yên, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất): “Mưa nhiều, dòng suối bị nghẽn rác, nước không thoát được nên dâng lên tràn vào nhà dân và diện tích trồng rau màu của cả khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, nơi đây đã xảy ra 2 đợt ngập lụt làm vườn rau của gia đình tôi bị mất trắng, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.
Mưa to cũng làm 10 nhà dân thuộc ấp Phúc Nhạc 2 (xã Gia Tân 3) bị ngập từ 20-50cm, hàng chục giếng nước bị ngập không thể sử dụng, khoảng 20 hécta rau màu chìm trong biển nước. Ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, một số khu vực trên địa bàn huyện xảy ra mưa kèm lốc xoáy đã cuốn đổ hàng loạt pa nô, bảng hiệu quảng cáo và nhiều hàng quán trên tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đoạn qua địa bàn huyện Thống Nhất. Một số nhà dân, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng bị tốc mái. Nhiều cây điều, cao su… của nông dân bị gãy, đổ.
Tại xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), đợt dông lốc xảy ra vào ngày 8-7 đã làm nhiều ngôi nhà của người dân bị tốc mái, hoa màu bị ngập úng… Sau cơn dông lốc, cây cối gãy đổ ra đường, nhiều vườn tiêu, vườn chuối bị thiệt hại. Điều lo lắng nhất là tuyến đường chính vào xã ngày càng xuống cấp, đầy ổ voi, mỗi khi mưa là ngập lênh láng gây nguy hiểm cho người lưu thông.
Theo Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy, hiện tượng lốc xoáy thường xảy ra trong thời gian ngắn, đi theo luồng và liên tục di chuyển nên rất khó dự báo. Mưa thường tập trung vào thời điểm từ trưa đến chiều tối nên hiện tượng dông, lốc cũng xảy ra vào thời gian này, người dân nên chú ý để chủ động phòng tránh. Sau những đợt nắng nóng kéo dài từ 7-10 ngày, mưa sẽ thường kèm theo dông, lốc xoáy vì chênh lệch nhiệt độ. Hiện tượng này xảy ra tập trung vào đầu mùa mưa và có thể đến tháng 8 vào cao điểm mùa mưa sẽ giảm. Theo thống kê vài năm trở lại đây, những cơn bão lớn, thậm chí siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều, thường tập trung vào cuối mùa khô.
Có thể bạn quan tâm

Chính sách phát triển thủy sản không chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền của ngư dân, mà còn tiếp sức cho họ vững tin khi là những cột mốc chủ quyền trên các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng để những chính sách ấy có sức sống và là “bà đỡ” của ngư dân thì tiền thôi, chưa đủ.

Với phương châm kinh doanh cùng nông dân và mục tiêu hướng đến nông nghiệp-nông thôn nên Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã chủ động xây dựng Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà với nhiệm vụ thu mua, chế biến, quảng bá và kinh doanh các loại nông sản của tỉnh; Nhà máy sản xuất phân vi sinh Hướng Hoá với giá rẻ, thích hợp nhiều loại cây trồng và Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân trồng sắn ở vùng miền núi.

Một trong những tiêu chí về nông thôn mới là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người/năm phải cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh. Muốn tăng nhanh mức thu nhập của hộ nông dân và tạo nhiều việc làm ở nông thôn thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Từ nay đến cuối năm là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, bởi nhu cầu trên thụ trên thế giới tăng cao. Hiện giá cá tra phi lê xuất sang thị trường châu Á đang nhích lên khoảng 2,5- 2,6 USD/kg, từ đó kéo giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng lên từ 23.500- 24.000 đồng/kg, đảm bảo cho người nuôi có lãi.

Ngồi nhẩn nha uống trà ở trụ sở UBND xã Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên), anh Mai Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã đã cho chúng tôi biết: Trong những năm gần đây, đời sống của người trồng chè ở xã được cải thiện, nâng cao. Nhiều gia đình có tiền xây nhà biệt thự, mua xe ô tô bạc tỷ. Tiền bạc đều từ cây chè mà ra.