Đồng loạt xin hỗ trợ

Tính đến hết tháng 10/2015, dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) đã giúp tỉnh lắp đặt 2.700/3.600 bể biogas.
Hà Tĩnh đang lên kế hoạch để xin hỗ trợ thêm vốn bổ sung lắp đặt thêm hàng nghìn công trình biogas mới.
Xã Sơn Trường (huyện Hương Sơn) có khoảng 200 hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ.
Trong đó mới có trên dưới 50 hộ đã lắp đặt bể khí biogas (32 hộ được dự án LCASP tài trợ).
Đây là lý do ảnh hưởng đến việc hoàn thành tiêu chí môi trường trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Bà Trần Thị Nhâm, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sơn Trường cho biết, hoàn thành tiêu chí môi trường ở đây rất khó.
Ngoài chăn nuôi gia súc lớn, nuôi lợn nông hộ có nguồn chất thải không hề nhỏ.
Nếu LCASP không bổ sung nguồn hỗ trợ, Sơn Trường sẽ không biết làm sao để giải quyết rốt ráo vấn đề ô nhiễm.
Thời gian qua, xã đã tích cực tuyên truyền và thực tế người dân cũng hiểu được lợi ích của việc lắp đặt bể khí biogas nhưng vì nhiều lý do, tỉ lệ hộ chăn nuôi có bể khí vẫn còn rất thấp.
“Qua khảo sát, chúng tôi thấy người chăn nuôi có nhu cầu lắp đặt bể khí rất lớn.
Nếu chương trình tiếp tục hỗ trợ thêm thì bà con sẽ rất phấn khởi...”, bà Nhâm chia sẻ.
Bà Trần Thị Tâm, trú tại xóm 2, xã Sơn Trường cho biết: “Qua báo chí và loa truyền thanh của xã, tôi thấy việc lắp đặt bể khí biogas lợi đủ đường, vừa đảm bảo tốt môi trường lại đỡ tốn kém củi đuốc và hợp vệ sinh.
Sắp tới, gia đình tôi sẽ quy hoạch lại chuồng trại để lắp đặt, hy vọng sẽ được chương trình hỗ trợ một ít kinh phí lắp đặt”.
Đó cũng là tâm tư của ông Lê Văn Lạc, xóm 2, xã Sơn Trường: “Hiện tại, gia đình tôi vẫn chưa có điều kiện lắp đặt bể biogas nên phải đào hố đựng chất thải từ 4 con lợn nái và gần 10 con lợn thịt.
Bón cho cây trồng không hết nên mùi hôi thối cũng đang gây ra nhiều phiền toái.
Nếu còn chương trình còn hỗ trợ, chúng tôi xin đăng ký một suất và vay mượn thêm để lắp bể khí”.
Ông Phan Xuân Yên, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng chuyển giao KHKT & bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Sơn cho biết, đến thời điểm này, các hộ chăn nuôi tại huyện đã lắp đặt được 350 bể khí biogas, chỉ đứng sau huyện Cẩm Xuyên, nghiệm thu đến đâu huyện giải ngân đến đó.
Chương trình đáp ứng được 100% số hộ chăn nuôi đã đăng ký.
Điều đáng nói là số hộ chăn nuôi lợn đã đăng ký vừa qua đa phần là những hộ có thu nhập khá.
Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thu nhập thấp dám đăng ký xin hỗ trợ để lắp đặt là rất ít.
Bởi vậy, khi trực tiếp “mục sở thị” tại các hộ gia đình đã xây dựng xong bể khí biogas họ mới xuýt xoa là mình đã không nhanh chân đăng ký trước...
Có thể bạn quan tâm

Long An là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất lúa đứng hàng đầu đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng lúa hơn 2,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thời gian qua, tỉnh Long An đã phát triển thêm nhiều loại cây trồng khác mang lại hiệu quả cao, nhờ đó đời sống của người dân vùng nông thôn từng bước được cải thiện.

Giá dừa khô ở tỉnh Bến Tre hiện tăng thêm bình quân khoảng 10.000-15.000 đồng/chục 12 trái so với cách nay khoảng 1 tháng.

Anh Đặng Thành Thơm ở xã Bình Thạnh (TX Hồng Ngự - Đồng Tháp) đã nói như vậy khi chuyển từ ươm nuôi cá tra giống sang nuôi cá thác lác cườm thời gian qua.

Ấp 7 (xã Bình Sơn) có khoảng 280 hộ dân thì có đến 200 hộ nuôi gà ta. Trong đó, gần 100 hộ nuôi với quy mô lớn, từ vài ngàn đến cả chục ngàn con/lứa. Đây là nơi cung cấp gà ta lớn nhất tỉnh và nghề này đã giúp nhiều người trong ấp trở nên khá giả.

Gạt mất mát, những người nuôi tôm vùng lũ đang “gượng dậy” khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao đầm… để khôi phục sản xuất. Khó khăn lớn nhất của người nuôi tôm hiện nay là thiếu vốn, bởi nhiều tỷ đồng đã bị cuốn trôi theo dòng nước lũ…