Dòng Họ Góp Vốn, Đóng Tàu Đánh Bắt Xa Bờ

Có nhiều cách góp vốn để làm ăn, nhưng cách mà người trong cùng dòng họ góp vốn để đóng tàu đánh bắt xa bờ ở Phú Quý đã mang lại hiệu quả…
Ngư dân Nguyễn Tài, cư ngụ tại xã Long Hải (Phú Quý) cho hay: “Nghề khai thác hải sản xa bờ cần số vốn khá lớn, một gia đình khó lòng lo xuể được. Vì thế, cả dòng họ cùng góp vốn đóng tàu, cùng khai thác là cách làm lâu nay của ngư dân Phú Quý”. Theo đó, số tiền góp đều bằng nhau, và chỉ trong anh em, dòng họ. Người góp vốn, vừa là chủ tàu, vừa là lao động trên tàu. Vì thế tinh thần, trách nhiệm trong sản xuất rất cao, nhờ đó mà đem lại hiệu quả kinh tế trong từng chuyến biển.
Năm 1989, 10 anh em của anh Tài góp vốn đóng tàu 200 CV. Sau 4 năm khai thác hiệu quả ở ngư trường Trường Sa, các anh lại góp vốn đóng thêm chiếc tàu 400CV. Hiện tàu này cũng đang hoạt động ở Trường Sa. Trong năm nay, khi biết Nhà nước có chủ trương cho vay đóng tàu trên 400CV, các anh bàn nhau lập dự án vay đóng tàu 700CV.
Không chỉ góp phần vốn bằng nhau, mà cách phân chia lợi nhuận cũng bằng nhau. Nếu chuyến biển có lãi thì 45 - 50% lợi nhuận chia cho người có góp vốn, số còn lại chia đều cho số lao động đi trên chuyến đó, kể cả thuyền trưởng. Nếu lỗ thì được ghi nợ chuyến biển kế tiếp. Theo giải thích của nhiều ngư dân Phú Quý, cách phân chia lợi nhuận này tuy khác so với một số địa phương, nhưng dễ chia. Thuyền trưởng nếu không đủ năng lực thì trở lại làm thuyền viên. Vì thế, đội ngũ thuyền trưởng luôn là những người trẻ, sức khỏe tốt, giàu kinh nghiệm trong đi biển và khai thác hải sản.
Với cách góp vốn như vậy, nhiều ngư dân Phú Quý có thể làm ăn lớn, hiệu quả. Bằng chứng là dân số Phú Quý không đông (5.677 hộ với 27.500 nhân khẩu), nhưng lại có đội tàu khá hùng hậu 1.190 tàu cá với công suất 86.729 CV. Bình quân 4,8 hộ sở hữu một tàu cá, một tỷ lệ khá cao trong các làng chài ở Bình Thuận.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71169#content
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở các tỉnh, thành phố của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng diện tích đất vườn cạnh nhà, xây dựng chuồng trại để nuôi heo rừng. Trung bình, heo rừng giống đạt trên dưới 10kg có thể xuất bán trên 2,5 triệu đồng/con.

Đến thời điểm này, tuy đã gần bước vào chính vụ nuôi tôm năm 2013 nhưng không khí vào vụ tôm mới ở các hộ nuôi cũng như doanh nghiệp nuôi tôm trên cát ở tỉnh Quảng Bình khá buồn tẻ. Bên cạnh việc thiếu vốn sản xuất, vấn đề dịch bệnh tôm nuôi cũng làm cho người nuôi rất lo lắng nên dẫn đến việc các cơ sở đang treo ao...

Đó là mô hình trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của gia đình chị Hồ Thị Dung ở xóm Bún 2, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Sau 9 năm thực hiện, mô hình này đã đạt hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.

Không chỉ có đàn bò sữa lớn nhất nước, TP.HCM còn là nơi đi đầu nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHKT để nhân nhanh đàn bò, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng về sữa chất lượng cao của hàng chục triệu người tiêu dùng…

Ngày 12/6, tại TP Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013.