Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dòng Họ Góp Vốn, Đóng Tàu Đánh Bắt Xa Bờ

Dòng Họ Góp Vốn, Đóng Tàu Đánh Bắt Xa Bờ
Ngày đăng: 15/11/2014

Có nhiều cách góp vốn để làm ăn, nhưng cách mà người trong cùng dòng họ góp vốn  để đóng tàu đánh bắt xa bờ ở Phú Quý đã mang lại  hiệu quả…

Ngư dân Nguyễn Tài, cư ngụ tại xã Long Hải (Phú Quý) cho hay: “Nghề khai thác hải sản xa bờ cần số vốn khá lớn, một gia đình khó lòng lo xuể được. Vì thế,  cả dòng họ  cùng góp vốn  đóng tàu, cùng khai thác là cách làm lâu nay của ngư dân Phú Quý”. Theo đó, số tiền góp  đều bằng nhau, và chỉ trong anh em, dòng họ. Người góp vốn, vừa là chủ tàu, vừa là lao động trên tàu. Vì thế tinh thần, trách nhiệm trong sản xuất rất cao, nhờ đó mà đem lại hiệu quả kinh tế trong từng chuyến biển.

Năm 1989, 10 anh em  của anh Tài góp vốn đóng tàu 200 CV. Sau 4 năm khai thác hiệu quả ở ngư trường Trường Sa,  các anh lại góp vốn đóng thêm chiếc tàu 400CV. Hiện tàu này cũng đang hoạt động ở Trường Sa. Trong năm nay,  khi biết Nhà nước có chủ trương cho vay đóng tàu trên 400CV,  các anh bàn nhau lập dự án vay đóng tàu 700CV.

Không chỉ góp phần vốn bằng nhau, mà cách phân chia lợi nhuận cũng bằng nhau. Nếu chuyến biển có lãi thì 45 - 50% lợi nhuận chia cho người có góp vốn, số còn lại chia đều cho số lao động đi trên chuyến đó, kể cả thuyền trưởng. Nếu lỗ thì được ghi nợ chuyến biển kế tiếp. Theo giải thích của nhiều ngư dân Phú Quý, cách phân chia lợi nhuận này tuy khác so với một số địa phương, nhưng dễ chia.  Thuyền trưởng nếu không đủ năng lực thì trở lại làm thuyền viên. Vì thế, đội ngũ thuyền trưởng luôn là những người trẻ, sức khỏe tốt, giàu kinh nghiệm trong đi biển và khai thác hải sản.

Với cách góp vốn như vậy, nhiều ngư dân Phú Quý có thể làm ăn lớn, hiệu quả. Bằng chứng là dân số Phú Quý không đông (5.677 hộ với 27.500 nhân khẩu), nhưng lại có đội tàu khá hùng hậu 1.190 tàu cá với công suất 86.729 CV. Bình quân 4,8 hộ sở hữu một tàu cá, một tỷ lệ khá cao trong các làng chài ở Bình Thuận.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71169#content


Có thể bạn quan tâm

Thủy, Hải Sản Khan Hàng, Giá Tăng Mạnh Thủy, Hải Sản Khan Hàng, Giá Tăng Mạnh

Hiện nay đang vào mùa khô nên giá các loại thủy sản nuôi như cá điêu hồng, cá lóc, cá chình, cá heo và lươn… ở ĐBSCL đang tăng mạnh và tiêu thụ tốt. Mặt hàng hải sản cũng khán hiếm khiến nhiều nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu phải chạy cầm chừng.

15/04/2013
Hơn 19 Ha Tôm Từ 1 - 2 Tháng Tuổi Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên) Hơn 19 Ha Tôm Từ 1 - 2 Tháng Tuổi Bị Bệnh Ở Tuy An (Phú Yên)

Ông Trần Sáu, Trưởng phòng NN - PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, các xã trong huyện đã thả nuôi hơn 140 ha tôm vụ 1 năm 2013, trong đó 40ha tôm sú, số còn lại là tôm thẻ chân trắng.

15/04/2013
Giá Tăng, Nhiều Người Nuôi Ếch Đã Có Lời Giá Tăng, Nhiều Người Nuôi Ếch Đã Có Lời

Theo nhiều nông dân nuôi ếch tại TP Cần Thơ, nếu như năm 2012 giá ếch thịt liên tục giảm, khiến người nuôi bị lỗ vốn nặng thì từ đầu năm 2013 đến nay hầu hết người nuôi ếch đều có lời do giá ếch tăng trở lại. Gần đây, ếch thịt được nhiều tiểu thương đến tận nơi mua với giá 29.000 - 30.000 đồng/kg (loại khoảng 6-7 con/kg).

12/07/2013
Khôi Phục Giống Vịt Cổ Lũng Ở Thanh Hóa Khôi Phục Giống Vịt Cổ Lũng Ở Thanh Hóa

Giống vịt Cổ Lũng (Bá Thước - Thanh Hóa) là giống vịt quý hiếm, được người dân địa phương nuôi từ lâu đời. Giống vịt Cổ Lũng hiện nay chủ yếu được nuôi tập trung ở các xã Cổ Lũng, Lũng Niêm, Thành Lâm và Thành Sơn, nhưng nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất là ở 2 xã Cổ Lũng và Lũng Niêm.

15/04/2013
Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Chủ Động Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Đã gần một tháng nay, nhiều hộ nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh Quảng Bình lo lắng vì nhiều diện tích ao hồ đã xảy ra tình trạng tôm bị dịch bệnh gây chết hàng loạt, làm ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập của người nuôi tôm...

12/07/2013