Đồng Hành Cùng Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Vĩnh Thạnh luôn chú trọng tổ chức, vận động chị em hội viên tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Hội viên phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đi đôi với thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân kịp thời các nguồn vốn vay cho hội viên.
Hiện tổng số vốn do Hội LHPN huyện quản lý trên 60 tỉ đồng, tạo điều kiện cho 2.655 hộ phụ nữ vay để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh. Hội còn phối hợp tổ chức 30 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho gần 3.000 lượt hội viên. Nhờ biết tận dụng nguồn vốn vay, đầu tư có hiệu quả, giúp nhiều chị em thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh còn vận động chị em hội viên giúp nhau phát triển kinh tế qua nhiều hình thức như giúp vốn, cây con giống, giúp ngày công lao động, kinh nghiệm sản xuất…
Qua 3 năm (2011 - 2013) đã có trên 1.102 hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện được giúp vốn, với tổng số tiền 570 triệu đồng. Nhờ đó, có 105 hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo; hàng năm, tỉ lệ hội viên phụ nữ thoát nghèo đạt từ 7-9%, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Với những kết quả đạt được, năm 2013 Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2002 -2012.
Đây là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của chị em phụ nữ Vĩnh Thạnh; động viên chị em tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Trong khuôn khổ Dự án Legato “Kỹ thuật thâm canh và công nghệ sinh thái- Công cụ đánh giá rủi ro và cơ hội của hệ thống sản xuất lúa nước” của Đức và các quốc gia Đông Nam Á khác, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cùng với Viện Chính sách và Quản lý - Trường đại học KHXH&NV – đại diện ban điều phối Dự án đã thiết lập “Mô hình công nghệ sinh thái trong sản xuất lúa nước” triển khai tại 3 tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc và Lào Cai.

Vĩnh Long đang bước vào cao điểm thu hoạch rộ lúa Đông Xuân 2014 - 2015. Tính đến trung tuần tháng 2, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 16.000/61.000ha gieo sạ, năng suất bình quân 6,7 tấn/ha. Diện tích còn lại tập trung giai đoạn từ đòng trổ đến chín.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Lương. Tuy đang bận bịu với vụ mùa nhưng ông vẫn dành thời gian say sưa kể cho chúng tôi nghe về kỹ thuật trồng và chăm sóc để cây lạc đạt năng suất, chất lượng cao. Một quy trình bài bản từ làm đất, chọn giống, bón phân cho đến chăm sóc lạc thời kỳ sinh trưởng, thu hoạch… ông đều thuộc nằm lòng.

Giá hiện tại ở địa phương là 3.000 đồng/kg, 1 sào khoai lang giống mới này bà con có lãi khoảng 2,5 triệu đồng, cao hơn hẳn các loại cây trồng khác, thời gian canh tác ngắn và đầu tư ít hơn. Nông dân ở các địa phương lân cận có chất đất tương tự như xã Tân Dân sẽ được hội nông dân, phòng nông nghiệp huyện hướng dẫn để trồng đại trà vào vụ xuân năm 2015, đây mới là chính vụ.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Hợp tác xã rau an toàn xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự) cho biết, thời điểm này việc thu hoạch hoa màu trên địa bàn xã trầm lắng, bởi giá cả nhiều loại hoa màu giảm mạnh (từ 40 - 50%) so với thời điểm cận Tết. Giá hoa màu giảm là do nguồn cung vượt cầu, trong khi đang vào thời điểm thu hoạch rộ. Người dân trồng hoa màu đang hy vọng giá cả sẽ tăng lên trong những ngày tới vì trúng vào dịp rằm tháng Giêng năm 2015.