Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Hành Cùng Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Đồng Hành Cùng Hội Viên Phát Triển Kinh Tế
Ngày đăng: 04/04/2014

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Vĩnh Thạnh luôn chú trọng tổ chức, vận động chị em hội viên tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Hội viên phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Đi đôi với thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân kịp thời các nguồn vốn vay cho hội viên.

Hiện tổng số vốn do Hội LHPN huyện quản lý trên 60 tỉ đồng, tạo điều kiện cho 2.655 hộ phụ nữ vay để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh. Hội còn phối hợp tổ chức 30 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho gần 3.000 lượt hội viên. Nhờ biết tận dụng nguồn vốn vay, đầu tư có hiệu quả, giúp nhiều chị em thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh còn vận động chị em hội viên giúp nhau phát triển kinh tế qua nhiều hình thức như giúp vốn, cây con giống, giúp ngày công lao động, kinh nghiệm sản xuất…

Qua 3 năm (2011 - 2013) đã có trên 1.102 hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện được giúp vốn, với tổng số tiền 570 triệu đồng. Nhờ đó, có 105 hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo; hàng năm, tỉ lệ hội viên phụ nữ thoát nghèo đạt từ 7-9%, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Với những kết quả đạt được, năm 2013 Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2002 -2012.

Đây là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của chị em phụ nữ Vĩnh Thạnh; động viên chị em tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” trong thời gian đến.


Có thể bạn quan tâm

Dân vận khéo nhìn từ một mô hình Dân vận khéo nhìn từ một mô hình

Phú Giáo (Bình Dương) là huyện có nhiều mô hình “Dân vận khéo” mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

25/11/2015
Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt Duy trì phát triển các mô hình nuôi cá nước ngọt

Thiên nhiên đã ưu đãi cho mảnh đất huyện Đức Linh (Bình Thuận) điều kiện thổ nhưỡng trù phú. Nơi đây có diện tích mặt nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt khá lớn, với trên 2.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản 1.150 ha...

25/11/2015
Tôm hùm giảm giá, người nuôi gặp khó Tôm hùm giảm giá, người nuôi gặp khó

Hiện tại, giá tôm hùm thương phẩm tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được thương lái thu mua bằng hình thức “cân xô, đổ đồng” tức là tính bình quân tôm loại I, II và III đều lấy cùng một thang giá từ 1 triệu đến 1,1 triệu đồng/kg.

25/11/2015
Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nuôi tôm bền vững Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nuôi tôm bền vững

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã mang lại lợi ích kinh tế lớn, giúp nhiều hộ nuôi ở Móng Cái (Quảng Ninh) vươn lên làm giàu. Diện tích ao đầm nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng mở rộng với gần 1.000ha tại 11/17 xã, phường.

25/11/2015
Nâng cao năng suất chất lượng ngành thủy sản Nâng cao năng suất chất lượng ngành thủy sản

Cà Mau là tỉnh trọng điểm về khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Sản phẩm thủy, hải sản của tỉnh được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.

25/11/2015