Đồng Hành Cùng Hội Viên Phát Triển Kinh Tế

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Vĩnh Thạnh luôn chú trọng tổ chức, vận động chị em hội viên tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Hội viên phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong các phong trào tại địa phương, nhất là phong trào thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đi đôi với thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giải ngân kịp thời các nguồn vốn vay cho hội viên.
Hiện tổng số vốn do Hội LHPN huyện quản lý trên 60 tỉ đồng, tạo điều kiện cho 2.655 hộ phụ nữ vay để đầu tư sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh. Hội còn phối hợp tổ chức 30 lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi cho gần 3.000 lượt hội viên. Nhờ biết tận dụng nguồn vốn vay, đầu tư có hiệu quả, giúp nhiều chị em thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Các cấp Hội Phụ nữ huyện Vĩnh Thạnh còn vận động chị em hội viên giúp nhau phát triển kinh tế qua nhiều hình thức như giúp vốn, cây con giống, giúp ngày công lao động, kinh nghiệm sản xuất…
Qua 3 năm (2011 - 2013) đã có trên 1.102 hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn huyện được giúp vốn, với tổng số tiền 570 triệu đồng. Nhờ đó, có 105 hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đã thoát nghèo; hàng năm, tỉ lệ hội viên phụ nữ thoát nghèo đạt từ 7-9%, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Với những kết quả đạt được, năm 2013 Hội LHPN huyện Vĩnh Thạnh được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2002 -2012.
Đây là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu của chị em phụ nữ Vĩnh Thạnh; động viên chị em tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững” trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Bình, sở dĩ phải chờ câu trả lời của Bộ là do việc quản lý khai thác trùn biển đang có mâu thuẫn ở 2 văn bản quy phạm pháp luật của Bộ NN-PTNT là cho phép khai thác trùn biển từ 10 cm trở lên và cấm khai thác hoàn toàn.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cái Nước cho biết, diện tích nuôi cua kết hợp một số đối thượng khác của huyện đạt trên 6.000 ha, hiện đang trong thời gian thu hoạch nhưng bà con chưa mặn mà do giá thấp.

Trải qua hành trình cả trăm năm, thanh long - loại cây ăn trái có nguồn gốc từ sa mạc đã trở thành một trong những loại cây trồng chủ lực có lợi thế phát triển, xuất khẩu bậc nhất của Việt Nam. Song, cũng như nhiều loại cây ăn trái khác, thanh long đã trải qua những bước thăng trầm; điệp khúc “được mùa rớt giá” vẫn cứ lặp đi lặp lại và đang đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết.

Hiện tại, vú sữa Lò Rèn loại 1 được các thương lái thu mua tại vựa chỉ khoảng 30.000đ/kg; loại 2 đến tay người tiêu dùng khoảng 20.000đ/kg; loại 3 khoảng 15.000 – 18.000đ/kg. Trong đó, năm trước giá vú sữa Lò Rèn loại 1 có giá 40.000 - 45.000đ/kg; loại 2 khoảng 30.000đ/kg; loại 3 từ 22.000đ/kg trở lên.

Ông Nguyễn Hữu Tài, giám đốc HTX Sản xuất, tiêu thụ và XK thanh long Dương Xuân cho biết, nhờ thị trường XK thanh long sang Trung Quốc khởi sắc, các DN XK thanh long liên tiếp nhận được những đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng thanh long ruột đỏ nên họ không ngừng đẩy giá lên. Ngoài ra, nguyên nhân tăng giá còn do diện tích thanh long ruột đỏ còn hạn chế.