Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đông đúc cò lúa

Đông đúc cò lúa
Ngày đăng: 25/09/2015

Việc cò lúa xuất hiện từ khi nào không ai nhớ rõ

Việc xuất hiện đối tượng mối lái này đã giúp tiêu thụ nông sản được nhanh chóng, dễ dàng hơn, nông dân chấp nhận họ. Nhưng nhìn vào bản chất “cò” ra đời quá nhiều không phải là dấu hiệu tích cực, vì lợi nhuận ít ỏi từ hạt lúa của người nông dân tiếp tục bị qua tay, phân chia nhiều người. 

Theo nhiều nông dân, việc cò lúa xuất hiện từ khi nào không ai rõ, nhưng từ sau tình trạng lúa ế, ẩm mốc dẫn đến việc nông dân phải bán tháo cho các cơ sở sản xuất thức ăn gia súc vào năm 2008 thì hoạt động của đối tượng “cò” càng trở nên phổ biến, rầm rộ. 

Trong khi Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu phải mua lúa trực tiếp từ nông dân, nhưng trên thực tế doanh nghiệp cần gạo còn nông dân có lúa, diện tích lúa manh mún và nhiều giống khác nhau. 

Vì thế doanh nghiệp không đủ lực để mua trực tiếp nên phải thông qua “cò” để nắm bắt thông tin chính xác, giảm chi phí. Từ đó lực lượng “cò” ngày một đa dạng với đủ loại hình như: lúa, mía, rơm, máy cắt, kể cả dịch vụ mới phát triển gần đây là máy hút rơm. 

Ông Huỳnh Hữu Đông, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có 12 công ruộng gieo sạ giống IR50404 cho hay: “Bây giờ thương lái đông nhưng để bán được lúa không phải dễ, mình không quen là họ kỳ kèo giá cả không thuận mua thuận bán, có cò thì việc gì cũng dễ dàng, nhanh gọn”. 

Không chỉ là trung gian tiêu thụ lúa nhiều “cò” còn kiêm luôn việc kêu máy gặt, máy hút rơm… Ông Phạm Văn Thành, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) sở hữu 2 chiếc máy gặt đập liên hợp cho biết, mỗi năm, vào mùa thu hoạch lúa ông thường đưa máy đi cắt tại Phụng Hiệp và Thới Lai có khi xa hơn để cắt thuê. 

Giá cắt lúa từ 270.000 - 280.000 đồng/công, trừ chi phí mỗi công lời khoảng 80.000 đồng, nhưng do không rành địa bàn nên phải nhờ đến “cò”. 

“Làm nghề này mà không có “cò” thì khó lắm, mình không có thời gian cũng như nhân lực để tự kiếm khách hàng, trong khi “cò” có lợi thế là người dân địa phương, có thời gian rảnh rỗi, lại quan hệ tốt với nông dân nên alo cho họ một tiếng là xong”, ông Thành cho biết. 

Tương tự, theo bà Đỗ Thị Yến, chủ ghe thu mua lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thương lái chỉ cần bỏ ra số tiền 3 triệu đồng để “cò” tìm chỗ trước rồi báo lại khi đó đưa ghe vô gom lúa chừng nửa buổi là đầy, vừa tiết kiệm chi phí vừa đỡ mất thời gian. Nhờ “cò” mà mỗi chuyến tôi giảm chi phí khoảng vài triệu đồng. 

Chính vì ai cũng cần “cò” nên nó trở thành nghề đang cho thu nhập cao. Không cần đầu tư thiết bị, máy móc, chỉ cần chiếc xe và điện thoại di động là có thể hành nghề. Do được phân chia từ 2 nguồn là nông dân và thương lái nên một ngày chạy thu nhập có thể lên đến cả triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với nông dân và có khi hơn cả thương lái. 

Đáng buồn là hiện nay việc “cò” gian lận, sử dụng nhiều chiêu trò để trục lợi trên sức lao động của người khác ngày càng phổ biến. Do phần lớn việc thương thảo mua bán, giá cả đều do “cò” đứng ra đảm nhận nên việc báo giá chênh lệch là chuyện thường xuyên xảy ra. 

Như trường hợp của ông Phạm Văn Đông, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, lúa của gia đình ông đã sắp đến ngày cắt, nhưng không liên lạc được với “cò lúa”, phải chạy đôn chạy đáo tìm “cò” mấy ngày nay. 

Đến khi tìm được, họ ngã giá, đặt cọc, với giá giảm gần 200 đồng/ký so với thị trường. Không chỉ nông dân mà chủ bạn hàng mua rơm cũng bị “cò” vượt mặt. 

Ông Phạm Văn Tý làm nghề trồng nấm rơm nhiều năm cho biết, để có rơm phải trả cho “cò” mỗi công ruộng từ 20-50 ngàn đồng, tuy nhiên nhiều lúc “cò” kê khống số lượng để hưởng lợi. 

“Cò” nói bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu, mình chỉ phát hiện mánh khóe của họ khi so sánh lượng rơm mà họ giao với lượng rơm mình tự thu mua về. 

Nhờ có “cò” mà thương lái giảm được chi phí, đỡ mất thời gian rong ruổi nhiều nơi. Bà con mua bán cũng nhanh hơn. Nhưng với sự xuất hiện ngày càng nhiều “cò” mà không chịu sự kiểm soát nào, thì người chịu thiệt vẫn là nông dân. 

Nếu nông dân liên kết sản xuất thông qua hình thức hợp tác xã, nạn "cò" sẽ giảm.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Từ Cây Thanh Long Ruột Đỏ TL14 Triển Vọng Từ Cây Thanh Long Ruột Đỏ TL14

Được thành lập từ năm 2007, Công ty cổ phần Thanh Hương (xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) chuyên về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc.

13/07/2013
Nhiều Cơ Hội Phát Triển Giống Nông Nghiệp Nhiều Cơ Hội Phát Triển Giống Nông Nghiệp

Trong khi TP.HCM có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất giống nông nghiệp thì vẫn có 70% số hạt giống các loại phải nhập khẩu hoặc ND tự sản xuất, 90% giống gà cũng được cung cấp bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…

13/07/2013
Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa, Mô Hình Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

13/07/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu

Môi trường, nhất là nguồn nước ngày càng ô nhiễm khiến cho việc nuôi trồng thủy sản gặp nhiều bất lợi. Tìm hướng nuôi trồng thủy sản bền vững với môi trường chính là cách làm hiệu quả, đang được thí điểm và nhân rộng tại Thanh Hóa.

15/07/2013
Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Cà Mau là tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc, kinh tế mũi nhọn là ngư - nông – lâm. Bên cạnh sự phát triển con tôm, cây lúa thì việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi vịt cũng mang lại hiệu quả khá lớn cho bà con nông dân, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình...

15/07/2013