Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng bộ giải pháp, nâng cao hiệu quả

Đồng bộ giải pháp, nâng cao hiệu quả
Ngày đăng: 02/11/2015

Với việc hình thành nhiều vùng NTTS tập trung, hình thức nuôi chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh đã tạo bước đột phá mới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và từng bước đưa ngành thủy sản trở thành sản xuất hàng hóa tập trung, cung cấp thực phẩm cho thị trường Thủ đô.

Thu hoạch cá tại xã Hoàng Long (huyện Phú Xuyên).

Đa dạng mô hình

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, đến nay, Hà Nội đã mở rộng diện tích NTTS lên gần 20.710 ha, tăng 15,8% so với năm 2009, với sản lượng nuôi khoảng 71.000 tấn, tăng bình quân 11%/năm.

Trên địa bàn thành phố đã hình thành một số vùng nuôi tập trung quy mô lớn tập trung ở các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Ba Vì, Thanh Trì, Gia Lâm… Mô hình nuôi thâm canh cũng không ngừng mở rộng, năm 2008, diện tích chỉ chiếm 5%, đến nay con số này nâng lên thành 20%.

Các đối tượng nuôi khá đa dạng, cả về số loài và hình thức nuôi như bán thâm canh, thâm canh bằng thức ăn sẵn có hoặc nuôi công nghiệp.

Nhờ vậy, năng suất khá cao, trên 3,4 tấn/ha, tăng 5% so với cách đây 6 năm.

Nhiều khu vực ruộng trũng, trước đây chỉ cấy lúa một vụ, năng suất bấp bênh, sau chuyển đổi sang NTTS tập trung đã đạt năng suất 8 - 10 tấn/ha.

Ông Nguyễn Tiến Thịnh, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Hà Nội cho biết, trong NTTS, quan trọng nhất là khâu con giống, thì thành phố có tới 19 cơ sở sản xuất giống thủy sản với diện tích 60ha, hằng năm sản xuất khoảng 1 triệu cá bột, cung ứng 70 - 75% nhu cầu nuôi thủy sản của Hà Nội.

Thực hiện chương trình NTTS, đối tượng nuôi và hình thức nuôi cũng đa dạng hơn.

Hà Nội đã xây dựng được 312ha nuôi cá truyền thống theo hình thức thâm canh ở các huyện Phú Xuyên, Thanh Oai, Thanh Trì, diện tích còn lại nuôi các loại cá đặc sản như trắm đen, trắm giòn, chép giòn.

Ngoài ra, còn xây dựng 15ha nuôi cá truyền thống, 10 lồng cá trắm đen, diêu hồng theo phương thức nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các mô hình này cho năng suất, sản lượng khá cao, 10 - 15 tấn/ha, mặt khác, vấn đề môi trường và bệnh thủy sản trên cá nuôi bước đầu đã được kiểm soát, từ đó, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Khái, xã Sơn Hà (Phú Xuyên) cho biết, nhờ áp dụng phương pháp nuôi thâm canh các loại cá trắm đen bằng thức ăn là ốc công nghiệp, diện tích 1ha NTTS của gia đình ông mỗi năm thu khoảng 10 tấn cá, giá trị hàng trăm triệu đồng.

Thực tế khảo sát ở một số địa phương cho thấy, tiềm năng NTTS của Hà Nội khá lớn nhưng chưa phát huy hết lợi thế.

Nguyên do là một số nơi chậm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân chưa tìm ra đối tượng nuôi chính có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Trong khâu sản xuất giống chủ yếu là giống thủy sản truyền thống, chưa chủ động được giống chất lượng, năng suất cao.

Mặt khác, công tác chuyển đổi đất lúa sang NTTS sau dồn điền, đổi thửa còn gặp vướng mắc do chưa có hướng dẫn về chuyển đổi.

Phát triển đồng bộ

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Huy Đăng cho biết, để khắc phục những tồn tại trên, thời gian tới, Hà Nội tập trung phát triển các vùng NTTS tập trung theo hướng đồng bộ nhằm tăng năng suất, chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản của thành phố.

Cùng với đó, phát triển sản xuất giống thủy sản dần đưa Hà Nội thành trung tâm sản xuất giống thủy sản công nghệ cao cung cấp cho thành phố và các tỉnh lân cận.

Để làm được việc này, thành phố ưu tiên đầu tư phát triển và nâng cao năng lực sản xuất con giống cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn như hỗ trợ đàn cá bố mẹ, ông bà, hậu bị…; từng bước kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản từ thành phố đến từng huyện, từng xã và đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển…

Ngoài ra, cần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống cấp và tiêu nước, xử lý môi trường, giao thông, đường điện cho các vùng NTTS tập trung; tăng cường chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật cho người sản xuất NTTS, khuyến khích nhập công nghệ mới, giống mới năng suất, hiệu quả đưa vào sản xuất; xây dựng các mô hình nuôi thâm canh theo VietGAP, vùng nuôi an toàn tạo ra sản phẩm hàng hóa bảo đảm chất lượng;

Hỗ trợ khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh chương trình xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm để nâng cao giá bán; tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực NTTS gắn kết "bốn nhà"...


Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

02/11/2013
Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

21/04/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.

02/11/2013
Từ Nay Đến Ngày 5/11: Thời Gian Phun Thuốc Trừ Rầy Hiệu Quả Nhất Từ Nay Đến Ngày 5/11: Thời Gian Phun Thuốc Trừ Rầy Hiệu Quả Nhất

Đợt rầy này đang nở trên lúa thu đông trong giai đoạn đứng cái, trỗ đòng. Mật số rầy trung bình 1.500 - 3.000 con/m2, có nơi mật số cao 6.000 - 7.000 con/m2, cá biệt một số nơi lên đến hơn 10.000 con/m2.

02/11/2013
Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh - Cần Nguồn Giống Chất Lượng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh - Cần Nguồn Giống Chất Lượng

Mô hình nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông dần mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nhiều địa phương nhân rộng. Tuy nhiên, trong 2 năm nay chất lượng nguồn tôm giống đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, năng suất sau thu hoạch. Vì vậy, nhu cầu có trạm cung cấp giống chất lượng là chất xúc tác mạnh để mô hình giàu tiềm năng tiếp tục phát huy hiệu quả...

22/04/2013