Đồng Bằng Sông Cửu Long Trồng Thêm 10.000 Ha Cây Ăn Quả Chất Lượng Cao

Mỗi tỉnh chọn từ 1-3 loại trong những loại cây ăn quả nêu trên để trồng tại địa phương Theo BCĐ Tây Nam Bộ, các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và TP Cần Thơ đang triển khai kế hoạch trồng thêm 10.000ha cây ăn quả chất lượng cao, nâng tổng diện tích các loại trái cây đặc sản lên 80.000ha vào cuối năm nay.
Các loại hoa quả sẽ được trồng thêm gồm bưởi Năm Roi, bưởi da xanh; cam sành; xoài cát Hòa Lộc; sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, Ri 6; măng cụt; thanh long và vú sữa Lò Rèn.
Mỗi tỉnh chọn từ 1-3 loại trong những loại cây ăn quả nêu trên để trồng tại địa phương mình. Hiện có hàng trăm cơ sở tư nhân tại Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ đã tham gia sản xuất cây giống đạt chuẩn sạch bệnh, khắc phục tình trạng thiếu giống tốt diễn ra trong thời gian dài tại vùng ĐBSCL.
Nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún làm cho trái cây thu hoạch không đồng loạt, không đồng nhất, chi phí sản xuất cao, các tỉnh trên đã vận động nông dân liên kết sản xuất theo từng nhóm, tổ, hợp tác xã.
Bước đầu tại Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang đã có hàng trăm hộ hợp tác sản xuất bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, cam sành. Hiện có hàng ngàn nông dân trong vùng quy hoạch được tập huấn chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây có múi. Từng bước, nông dân được hướng dẫn sản xuất trái cây sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam trên thị trường quốc tế.
ĐBSCL hiện có trên 60.000ha bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, cam sành, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép Chín Hóa, sầu riêng Ri 6, măng cụt, thanh long và vú sữa Lò Rèn, với tổng sản lượng khoảng 360.000 tấn trái mỗi năm, nhưng chất lượng chưa đồng đều.
Có thể bạn quan tâm

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.

Với quyết định tìm hướng đi mới để làm giàu, anh Chu Đình Dục (38 tuổi), ở thôn Trung, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên đã tìm đến nghề nuôi gà Đông Tảo.

Địa hình đồi núi, ruộng bậc thang, đường sá đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế... đang là những cản trở lớn khiến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Cao Phong khó khăn.

Bắt đầu từ xã Thới Thạnh (Bến Tre), năm 2008, Dự án Heifer đầu tư cho địa phương 40 con bò (trị giá ban đầu mỗi con hơn 10 triệu đồng, trọng lượng khoảng 180 kg) dành cho những hộ nghèo, cận nghèo, hộ chí thú làm ăn và có đất chăn nuôi (đất làm chuồng, trồng cỏ, có người chăn).