Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Chuyển Thêm 90.000 Héc Ta Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển thêm 90.000 héc ta đất nông nghiệp bị ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản.
Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn (NN -PTNT), diện tích đất nuôi trồng thủy sản sẽ đạt gần 543.000 héc ta vào năm 2020, tăng gần 75.000 héc ta so với năm 2010, và sẽ tiếp tục tăng lên mức 558.000 héc ta vào năm 2030, tức là tăng thêm 90.000 héc ta so với 2010.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng thêm này là do đất làm nông nghiệp bị nước biển xâm lấn, không còn thích hợp với việc trồng trọt.
Với diện tích này, vào năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi dự kiến đạt 3 triệu tấn gồm 2,1 triệu tấn cá, 578.000 tấn tôm, và 305.000 tấn thủy sản khác. Giá trị một héc ta nuôi trồng thủy sản đạt mức trung bình là 250 triệu đồng năm 2020 và lên mức 400 triệu đồng/héc ta vào năm 2030.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong quyết định này, Bộ NN – PTNT đưa ra mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, đảm bảo quy mô diện tích đất nông nghiệp của vùng đến năm 2020 là 3,25 triệu héc ta, trong đó, đất lúa là 1,82 triệu héc ta.
Việc giữ ổn định diện tích này nhằm giúp ĐBSCL sản xuất ổn định mỗi năm 24 triệu tấn lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Dù chưa được cấp phép lưu hành nhưng một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tung lượng hàng “khủng” ra thị trường

Không chỉ đứng số một thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu,ngành điều Việt Nam có thể nói là ngành hiếm hoi xuất khẩu công nghệ ranước ngoài.

Trong bối cảnh Việt Nam và Australia cùng tham gia Hiệp định TTP, giao thương nông sản giữa 2 quốc gia sẽ tăng tốc mạnh trong những năm tới. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm đang là thách thức lớn đối với nông sản Việt sang thị trường này.

Câu chuyện hàng nông sản sạch đang trở thành vấn đề “nóng”. Độ nóng của nó từ các vụ phát hiện thịt heo thối, thịt heo trộn “chất siêu nạc”, trái cây “tẩm thuốc”... đến sự lo lắng của các đại biểu tại kỳ họp Quốc hội.

Thời gian gần đây, giá khoai lang tím Nhật tại Bình Tân (Vĩnh Long) tăng vùn vụt, gấp gần 4 lần so với hơn 1 tháng trước. Giá tăng, người dân bắt đầu quay lại trồng khoai nhưng vẫn phập phồng lo sợ vì có thể giá sẽ tiếp tục xuống thấp như trước đây.