Đồng Bằng Sông Cửu Long Sẽ Chuyển Thêm 90.000 Héc Ta Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong những năm tới Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển thêm 90.000 héc ta đất nông nghiệp bị ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản.
Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 của Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn (NN -PTNT), diện tích đất nuôi trồng thủy sản sẽ đạt gần 543.000 héc ta vào năm 2020, tăng gần 75.000 héc ta so với năm 2010, và sẽ tiếp tục tăng lên mức 558.000 héc ta vào năm 2030, tức là tăng thêm 90.000 héc ta so với 2010.
Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng thêm này là do đất làm nông nghiệp bị nước biển xâm lấn, không còn thích hợp với việc trồng trọt.
Với diện tích này, vào năm 2020, sản lượng thủy sản nuôi dự kiến đạt 3 triệu tấn gồm 2,1 triệu tấn cá, 578.000 tấn tôm, và 305.000 tấn thủy sản khác. Giá trị một héc ta nuôi trồng thủy sản đạt mức trung bình là 250 triệu đồng năm 2020 và lên mức 400 triệu đồng/héc ta vào năm 2030.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên trong quyết định này, Bộ NN – PTNT đưa ra mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp, đảm bảo quy mô diện tích đất nông nghiệp của vùng đến năm 2020 là 3,25 triệu héc ta, trong đó, đất lúa là 1,82 triệu héc ta.
Việc giữ ổn định diện tích này nhằm giúp ĐBSCL sản xuất ổn định mỗi năm 24 triệu tấn lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23/10/2015, tại Đà Lạt, Bộ NN và PTNT đã tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch phát triển cá nước lạnh và bàn giải pháp phát triển bền vững cá nước lạnh trong thời gian tới.

Theo số liệu ngành nông nghiệp, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 93,2ha nuôi trồng thủy sản được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP/ASC/BMP) và tiêu chuẩn VietGAP.

Ngày 27.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, tỉnh Bình Định đã tiếp nhận 25 bộ thiết bị, ngư lưới cụ của hệ thống gây sốc cá ngừ (TTS) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ.

Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, đến thời điểm này, 2 vụ nuôi tôm năm 2015 trên địa bàn huyện đã cơ bản kết thúc, với phần lớn hộ đầu tư nuôi tôm bị lỗ vốn do gặp nhiều yếu tố bất lợi.

So với 2 quý đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam trong quý 3 đã có sự khởi sắc mặc dù vậy vẫn chưa có sức bật để đạt được mức tăng trưởng dương.