Đồng Bằng Sông Cửu Long Phấn Đấu Đạt 2,55 Tỷ USD Kim Ngạch Xuất Khẩu Tôm

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.
Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đưa 596.000ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000ha mặt nước nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh. Vùng nuôi trọng điểm là các tỉnh ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh với diện tích 478.000ha. Các tỉnh này phấn đấu đạt sản lượng 381.000 tấn; trong đó tôm sú đạt khoảng 300.000 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 78.000 tấn.
Nhằm hạn chế tình trạng tôm nhiễm bệnh chết hàng loạt, các tỉnh củng cố hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản, tăng cường kiểm soát chất thải, siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống và hạn chế việc nhập tôm giống kém chất lượng vào nuôi.
Bên cạnh đó, các tỉnh cũng chuyển một phần diện tích nuôi công nghiệp sang nuôi theo hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh cải tiến tại những địa phương nuôi tập trung nhưng không đủ nguồn nước sạch.
Ngoài ra, các tỉnh cũng phổ biến rộng rãi đến người nuôi biện pháp không sử dụng hóa chất cấm diệt cá tạp hoặc chất có nguồn gốc là thuốc bảo vệ thực vật để xử lý môi trường nước, vì đó là những chất độc gây chết tôm, không tan trong nước, không bị phân hủy bởi ánh sáng Mặt Trời.
Đồng thời, các tỉnh cũng tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thức ăn, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi thủy sản nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng các chất cấm nuôi thủy sản tại địa phương.
Riêng tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang cho nông dân vay thêm trên 500 tỷ đồng vốn cải tạo ao, vuông trôm, mua con giống, thức ăn thủy sản. Thành phố Cần Thơ, tỉnh Bến Tre và Hậu Giang đưa thêm 65 trại giống tôm càng xanh vào sản xuất, cung ứng thêm từ 800 đến 900 triệu con giống cho người nuôi.
Năm 2013, Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa trên 588.000ha mặt nước vào nuôi tôm. Sản lượng toàn vùng đạt gần 380.000 tấn, chiếm 92% diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi cả nước, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,5 tỷ USD. Riêng hai tháng đầu năm nay, toàn vùng xuất khẩu tôm đạt giá trị hơn 430 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tránh nạn tranh giành khai thác nghêu giống mỗi khi vào mùa, ngành chức năng địa phương đã hợp nhất 16 HTX hiện hữu thành 1 HTX nuôi nghêu Đất Mũi. HTX mới này chịu trách nhiệm quản lý, khai thác bãi nghêu rộng 3.000ha; trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu going.

Nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang áp dụng kỹ thuật phối trộn thức ăn từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp thay vì mua thức ăn tổng hợp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị Nguyễn Văn Bài cho biết, vụ đông xuân năm nay sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Trị được mùa nhất từ trước đến nay. Năng suất bình quân đạt hơn 55 tạ/ha, tăng 2-3 tạ/ha so với vụ đông xuân năm trước.

Nhiều bà con nông dân ở các vùng ven sông đang hớn hở vì bội thu từ khoai môn (hay còn gọi là khoai sáp). Một sào khoai môn có thể cho thu nhập tới 20 triệu đồng.

Từ sau tết đến nay, giá gừng bán lẻ tại chợ Vị Thanh, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) đã tăng vọt từ khoảng 18.000 đồng/kg (gừng loại 1) lên mức 100.000 đồng/kg và 80.000 đồng/kg (gừng loại 2). Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.