Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú

Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú
Ngày đăng: 08/04/2013

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

Để bảo đảm vụ nuôi tôm sú thắng lợi, các tỉnh qui hoạch phát triển vùng nuôi phù hợp với môi trường, hoàn thiện thêm một bước hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; lành mạnh hóa môi trường nước bằng các biện pháp kiểm soát chất thải, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các ngành chức năng siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi, phổ biến rộng hơn kỹ thuật nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh đến tận cơ sở.

Đặc biệt, các tỉnh khuyến khích nông dân mở rộng áp dụng mô hình “nuôi tôm cộng đồng” và mô hình “nuôi tôm sinh thái”. Với mô hình “nuôi tôm cộng đồng” tất cả các thành viên trong tổ, nhóm nuôi cùng thả một loại tôm giống, ngày thả, vệ sinh ao nuôi... nên sẽ hạn chế được dịch bệnh. Nếu dịch bệnh xảy ra thì cộng đồng thông tin cho nhau để cùng thống nhất cách phòng trừ kịp thời...). Với mô hình “nuôi tôm sinh thái”, người nuôi không thả tôm giống mật độ dày mà áp dụng như mô hình tôm lúa (2 – 3 con/m2/vụ), sử dụng thức ăn tự nhiên, sử dụng ít phân hữu cơ để tạo màu trong nước nên không làm ô nhiễm môi trường. Do đó, không cần xử lý nước thải, chi phí rất thấp nhưng năng suất tôm ổn định 200 kg/ha.

Nuôi tôm sú là một trong những ngành chủ lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của ĐBSCL nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng nuôi. Tình trạng buông lỏng quản lý con giống tại ĐBSCL dẫn đến nhiều đàn tôm sú giống kém chất lượng, thậm chí nhiễm bệnh. Năm nào cũng có diện tích tôm sú khá lớn chết hàng loạt vì nhiễm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Nuôi Bò Nhốt Chuồng Vỗ Béo Hiệu Quả Từ Nuôi Bò Nhốt Chuồng Vỗ Béo

Nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò nhốt chuồng vỗ béo thành công, nhiều hộ nông dân ở xã Điện Quang (Điện Bàn) đã có cuộc sống sung túc hơn trước.

27/03/2014
Chuột Và Sâu Khoang Gây Hại 461ha Lúa, Đậu Phụng Chuột Và Sâu Khoang Gây Hại 461ha Lúa, Đậu Phụng

Trong khi đó, trên cây đậu phụng, sâu khoang cũng đã gây hại ở hầu hết các địa phương. Hiện nay tổng số diện tích đậu phụng bị nhiễm loại sâu này là 196ha với mật độ bình quân 10 - 20 con/m2, thậm chí nhiều nơi ở Tam Kỳ, Thăng Bình lên đến 50 - 100 con/m2.

27/03/2014
Mô Hình Mô Hình "Đội Thủy Nông"

Nhiều địa phương ở Thăng Bình thành lập đội thủy nông với nhiệm vụ dọn vệ sinh các con mương để người dân thuận tiện trong việc lấy nước vào ruộng. Đội thủy nông của tổ 11, thôn Tú Nghĩa, Bình Tú (Thăng Bình) là một ví dụ.

27/03/2014
Hơn 430ha Lúa Chủ Động Tưới Sẽ Bị Khô Hạn Vào Cuối Vụ Đông Xuân Hơn 430ha Lúa Chủ Động Tưới Sẽ Bị Khô Hạn Vào Cuối Vụ Đông Xuân

Ông Võ Văn Điềm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, do hơn 2 tháng nắng nóng kéo dài trên diện rộng nên hiện nay toàn tỉnh đã có ít nhất 1.300ha lúa nước trời bị khô hạn nghiêm trọng, rất nhiều khả năng số diện tích vừa nêu sẽ thất thu sản lượng.

27/03/2014
Hiện Thực Hóa Tiềm Năng Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Hiện Thực Hóa Tiềm Năng Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm đến với thị trường là một trong những nội dung chính trong chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp mà tỉnh ta đang hướng đến. Bằng nhiều cách làm, chính sách cụ thể, các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh đang được trao cơ hội chinh phục thị trường, khẳng định uy tín, thương hiệu đối với người tiêu dùng.

27/03/2014