Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Giảm Diện Tích Lúa Vụ 3 Để Tăng Khả Năng Trữ Nước Lũ

“Sẽ có khoảng 600.000 EUR dành cho ĐBSCL để nghiên cứu tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng thông qua khôi phục khả năng trữ lũ và chức năng điều hòa lũ của vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên cũng như khôi phục khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái của hệ tự nhiên tại các vùng ven biển” là thông tin từ hội thảo về tăng cường sức chống chịu của hệ sinh thái với biến đổi khí hậu do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tổ chức IUCN và Trường ĐH Cần Thơ vừa phối hợp tổ chức.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.
Các nhà khoa học cho rằng, có thể giảm bớt diện tích trồng lúa vụ 3 để từ đó tăng khả năng trữ lũ ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; hướng đến các giải pháp “mềm” cho vùng ven biển tạo ra sự đa dạng sinh thái cho các hợp phần trong hệ sinh thái ven biển.
“Khi thực hiện, dự án sẽ góp phần đem lại sự ổn định và phát triển bền vững trong vùng, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp ở Việt Nam”, ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Mỗi năm, ĐBSCL có khoảng 23 triệu tấn rơm, 4,6 triệu tấn trấu và 2,3 triệu tấn cám được thải ra trong quá trình sản xuất, chế biến gạo. Tuy nhiên, chỉ phần nhỏ phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, lãng phí tiền tỷ mỗi năm.

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.

Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn một tháng ở 3 xã bãi ngang là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.