Dồn sức thu hoạch lúa hè thu, đề phòng mưa lớn gây ngập úng

Tuy nhiên, tính đến ngày 7/9, các địa phương như: Đức Thọ, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, TX Hồng Lĩnh và TX Kỳ Anh mới thu hoạch trên 70% diện tích lúa hè thu; một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Nghi Xuân, Lộc Hà, diện tích thu hoạch mới chỉ đạt 14-33%.
Đề phòng mưa lớn có thể xảy ra, gây thiệt hại mùa màng, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa ban hành Công điện số 09/CĐ-PCTT về việc chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, trong đó, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, tăng cường nhân lực, máy móc tổ chức thu hoạch hè thu kịp thời với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; các địa phương diện tích thu hoạch đạt thấp dưới 50% cần khẩn trương thu hoạch nhanh gọn, càng sớm càng tốt.
Các Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi: Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh bố trí lực lượng thường trực, điều tiết tại các cống tiêu để tránh ngập lụt cho lúa hè thu và hoa màu.
Các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đề phòng mưa lớn gây ngập úng đối với vùng trũng, vùng thấp; đề phòng lũ quét và sạt lở đất đối với vùng trung du, miền núi; có phương án cảnh báo cho nhân dân sinh sống tại các vùng nguy hiểm có biện pháp chủ động phòng tránh. Đồng thời với đó là tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh vàng lá gân xanh hoành hành trên cây cam sành (CS) làm không ít nhà vườn trắng tay; và cũng không ít trường hợp bóp bụng “xuống cam” chuyển sang trồng cây khác. Nhưng ở một số xã thuộc huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), nhiều nông dân đang thật sự giàu lên nhờ cây CS.

Giá điện tăng cuối tháng 12.2011, xăng dầu vừa tăng giá từ chiều 7.3 càng làm cho cuộc sống và sản xuất, kinh doanh của bà con nông dân thêm khó khăn. Làm gì để tiết kiệm năng lượng?

Hiệp hội Điều Việt Nam vừa có văn bản khẩn cảnh báo doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu hạt điều về giá cả và thị trường xuất khẩu Trung Quốc.

Một số chủ lồng nuôi khẳng định, cá chết một phần do nguồn nước thải chưa qua xử lý tại khu vực chợ, khu dân cư chạy theo hệ thống cống rãnh đổ xuống khu vực chân cầu Lăng Cô. Bên cạnh đó, một số hộ dân ở thôn Hói Mít, Hói Dừa sau khi lén lút thu hoạch tôm chân trắng đã xả nước thải xuống đầm Lập An, ảnh hưởng đến nguồn nước vùng nuôi cá mú

Xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có làng thanh niên lập nghiệp gồm 100 hộ sinh sống với diện tích đất nông nghiệp gần 550 ha