Dồn sức thu hoạch lúa hè thu, đề phòng mưa lớn gây ngập úng

Tuy nhiên, tính đến ngày 7/9, các địa phương như: Đức Thọ, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, TX Hồng Lĩnh và TX Kỳ Anh mới thu hoạch trên 70% diện tích lúa hè thu; một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Nghi Xuân, Lộc Hà, diện tích thu hoạch mới chỉ đạt 14-33%.
Đề phòng mưa lớn có thể xảy ra, gây thiệt hại mùa màng, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa ban hành Công điện số 09/CĐ-PCTT về việc chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, trong đó, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi, tăng cường nhân lực, máy móc tổ chức thu hoạch hè thu kịp thời với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; các địa phương diện tích thu hoạch đạt thấp dưới 50% cần khẩn trương thu hoạch nhanh gọn, càng sớm càng tốt.
Các Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi: Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh bố trí lực lượng thường trực, điều tiết tại các cống tiêu để tránh ngập lụt cho lúa hè thu và hoa màu.
Các địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đề phòng mưa lớn gây ngập úng đối với vùng trũng, vùng thấp; đề phòng lũ quét và sạt lở đất đối với vùng trung du, miền núi; có phương án cảnh báo cho nhân dân sinh sống tại các vùng nguy hiểm có biện pháp chủ động phòng tránh. Đồng thời với đó là tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Không biết từ bao giờ, vùng quê Sơn Tiến lại được mệnh danh “thủ phủ” của nghề chăn nuôi dê núi nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Nghề nuôi dê ở đây không chỉ trở thành thương hiệu, thành một phong trào toàn xã, mà còn giúp nhiều hộ dân từ chỗ thiếu ăn nhanh vươn lên làm giàu.

Đối với huyện Tri Tôn (An Giang), phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phải gắn với hiệu quả thiết thực. Với lợi thế còn quỹ đất rộng, địa phương có điều kiện phát huy các mô hình sản xuất lớn, liên kết làm ăn theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.