Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đơn giản thủ tục hành chính lâm nghiệp

Đơn giản thủ tục hành chính lâm nghiệp
Ngày đăng: 26/11/2015

* Tiết kiệm trên 100 tỷ đồng

Theo thống kê, hiện nay có 154 TTHC trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT.

Trong đó có 43 TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ương, 62 TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan cấp tỉnh, 30 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp huyện, 11 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp xã, 08 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị khác.

Theo phương án mới được Bộ NN-PTNT phê duyệt, trong tổng số 154 TTHC thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp đã đưa 138 TTHC vào rà soát. Trong đó sẽ thực hiện lộ trình bãi bỏ 16 TTHC.

Thay thế 5 TTHC về lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp và 16 TTHC về cấp giấy phép CITES, quản lý động vật, thực vật hoang dã có cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, cơ quan thực hiện cơ bản giống nhau.

Đơn giản hóa thành phần hồ sơ của 8 TTHC về khai thác lâm sản và chuyển mục đích sử dụng rừng, 6 TTHC về cấp giấy phép CITES, quản lý động vật, thực vật hoang dã, 10 TTHC về giao rừng, cho thuê rừng và xác nhận nguồn gốc lâm sản, 3 TTHC về chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ trồng rừng SX, trồng rừng thay thế và 1 TTHC về quản lý rừng đặc dụng.

Theo tính toán, tổng chi phí tiết kiệm sau khi thực hiện đơn giản hóa là khoảng trên 100 tỷ đồng/năm, trong đó 99,6 tỷ đồng từ chi phí tuân thủ và hơn 2,6 tỷ đồng do giảm thời gian giải quyết TTHC.

Đồng thời, cũng sẽ giảm 133.200 giờ/năm thời gian thực hiện TTHC của người dân và doanh nghiệp.

Để thực hiện việc này, Bộ NN-PTNT cũng đã phê duyệt lộ trình sửa đổi bổ sung 13 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong năm 2015 và 2016.

Tổng cục Lâm nghiệp cũng phấn đấu mục tiêu cải tiến quy trình, thủ tục cấp giấy phép cho người dân, doanh nghiệp để giảm 50% thời gian thực hiện, cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ đối với các nhóm TTHC thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.

Tuy việc đơn giản hóa TTHC đã được phê duyệt phương án nhưng do phụ thuộc vào việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, ngành khác nhau nên cần có thời gian và lộ trình thích hợp.

Cùng với việc đơn giản hóa TTHC, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện cơ chế hải quan một cửa đối với Thủ tục cấp phép CITES từ 11h30, ngày 15/11/2015, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò Tăng Thu Nhập Nhờ Trồng Cỏ Voi Nuôi Bò

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

14/01/2015
Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng Đua Nhau Nuôi Bò Sữa, Nông Dân Lâm Đồng Điêu Đứng

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

14/01/2015
Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre Ông Chủ Của 80.000 Con Gà Tre

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".

14/01/2015
Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn

Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.

14/01/2015
17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn 17 Khu Trang Trại Chăn Nuôi Lợn Tập Trung, Quy Mô Lớn

Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.

14/01/2015