Đơn giản thủ tục hành chính lâm nghiệp

* Tiết kiệm trên 100 tỷ đồng
Theo thống kê, hiện nay có 154 TTHC trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT.
Trong đó có 43 TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ương, 62 TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan cấp tỉnh, 30 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp huyện, 11 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp xã, 08 TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị khác.
Theo phương án mới được Bộ NN-PTNT phê duyệt, trong tổng số 154 TTHC thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp đã đưa 138 TTHC vào rà soát. Trong đó sẽ thực hiện lộ trình bãi bỏ 16 TTHC.
Thay thế 5 TTHC về lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp và 16 TTHC về cấp giấy phép CITES, quản lý động vật, thực vật hoang dã có cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ, cơ quan thực hiện cơ bản giống nhau.
Đơn giản hóa thành phần hồ sơ của 8 TTHC về khai thác lâm sản và chuyển mục đích sử dụng rừng, 6 TTHC về cấp giấy phép CITES, quản lý động vật, thực vật hoang dã, 10 TTHC về giao rừng, cho thuê rừng và xác nhận nguồn gốc lâm sản, 3 TTHC về chi trả dịch vụ môi trường rừng, hỗ trợ trồng rừng SX, trồng rừng thay thế và 1 TTHC về quản lý rừng đặc dụng.
Theo tính toán, tổng chi phí tiết kiệm sau khi thực hiện đơn giản hóa là khoảng trên 100 tỷ đồng/năm, trong đó 99,6 tỷ đồng từ chi phí tuân thủ và hơn 2,6 tỷ đồng do giảm thời gian giải quyết TTHC.
Đồng thời, cũng sẽ giảm 133.200 giờ/năm thời gian thực hiện TTHC của người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện việc này, Bộ NN-PTNT cũng đã phê duyệt lộ trình sửa đổi bổ sung 13 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong năm 2015 và 2016.
Tổng cục Lâm nghiệp cũng phấn đấu mục tiêu cải tiến quy trình, thủ tục cấp giấy phép cho người dân, doanh nghiệp để giảm 50% thời gian thực hiện, cắt giảm tối thiểu 25% chi phí tuân thủ đối với các nhóm TTHC thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục.
Tuy việc đơn giản hóa TTHC đã được phê duyệt phương án nhưng do phụ thuộc vào việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, ngành khác nhau nên cần có thời gian và lộ trình thích hợp.
Cùng với việc đơn giản hóa TTHC, Tổng cục Lâm nghiệp cũng đã phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện cơ chế hải quan một cửa đối với Thủ tục cấp phép CITES từ 11h30, ngày 15/11/2015, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Khi vài cơn mưa đầu mùa xuất hiện, thị trường cây giống bắt đầu sôi động. Nhà vườn khẩn trương bày bán, đại lý tích cực gom hàng, thương lái náo nhiệt tìm mua cây giống. Đặc biệt, năm nay, tại Chợ Lách (Bến Tre) có thêm một số loại cây sản xuất dành riêng cho nhà vườn khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung như hồ tiêu, bơ, với giá bán khá cao.

Cây ổi lê Đài Loan được thực hiện trồng thí điểm tại xã Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương theo dự án Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan tại huyện Bến Cát trước đây (mô hình triển khai nay thuộc huyện Bàu Bàng) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (TTƯDTBKH&CN) thuộc Sở KH&CN thực hiện.

Sáng ngày (15/5), tại TP.Hồ Chí Minh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối thương mại với tỉnh Hải Dương nhằm tìm giải pháp để tiêu thụ vải thiều của tỉnh này đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch rộ.

Tiền Giang hiện có hơn 3.000 ha đất trồng chanh với đầy đủ các chủng loại, tập trung nhiều tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành... Nhiều tháng nay, giá chanh luôn ở mức cao nên người trồng chanh phấn khởi.

Ngày 16/5, tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng nắm bắt thị trường và xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm” cho hơn 50 hội viên thuộc Hội sản xuất, kinh doanh nhãn muộn Hoài Đức.