Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dồn dập thu gom khoai lang cuối vụ xuất sang Trung Quốc

Dồn dập thu gom khoai lang cuối vụ xuất sang Trung Quốc
Ngày đăng: 21/11/2015

Chiều 18-11, ông Ngô Văn Tua, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (xã Thành Đông, huyện Bình Tân) cho biết:

“Do vào cuối vụ, bà con tại huyện Bình Tân không còn nhiều khoai để bán, cầu vượt cung nên giá khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím Nhật, tăng gấp 3 - 4 lần so với 2 tháng trước đó.

Cụ thể, giá khoai hiện vào khoảng 800.000 - 900.000 đồng/tạ (60kg), thậm chí có thương lái trả giá 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân chúng tôi không có đủ hàng để bán.

Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lời khoảng 10 triệu đồng/công (1.000m2)”.

Trong số 1.300 ha đất trồng khoai ở huyện Bình Tân thì hiện có 2/3 diện tích mới xuống giống, số còn lại đã xuống giống nhưng vẫn chưa đến thời điểm thu hoạch.

Theo ông Tua, ông và những nông dân trong HTX cũng mới xuống giống vụ khoai lang được 2 tháng, khoảng giáp Tết Âm lịch tới mới thu hoạch.

Vì vậy, hiện nay giá khoai lang tím tăng cao khiến nhiều người tiếc nuối.

Các thương lái thu gom khoai lang rồi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Khoai lang đang có giá cao thì nông dân không còn khoai để bán.

Trước đó, từ tháng 4 đến tháng 8 năm nay, giá khoai lang ở Vĩnh Long rớt thê thảm do người dân đồng loạt thu hoạch, nên bị thương lái Trung Quốc ép giá, làm giá chỉ còn khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tạ, nông dân từ huề đến lỗ nên nhiều hộ đã chuyển sang trồng cây màu khác hoặc trồng lúa.

Ngành nông nghiệp Vĩnh Long khuyến cáo người dân khi nào có được thị trường ổn định hãy mở rộng diện tích, sản xuất gắn với quy hoạch của địa phương.

“Tôi có gặp một vài thương lái Trung Quốc, họ bảo chất lượng khoai lang tím chưa đạt chuẩn theo yêu cầu.

Họ khuyên chúng tôi nên trồng 1 vụ lúa xen canh 1 vụ khoai.

Nếu trồng liên tục, khoai sẽ xuất hiện dịch bệnh, năng suất và chất lượng giảm” - ông Tua nói.


Có thể bạn quan tâm

Nông sản miền Tây khó vào kênh bán lẻ Nông sản miền Tây khó vào kênh bán lẻ

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

11/09/2015
Lo sản xuất bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu Lo sản xuất bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.

11/09/2015
Nông nghiệp chính là tương lai Nông nghiệp chính là tương lai

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.

11/09/2015
Giải cứu cá tra nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả Giải cứu cá tra nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả

Để giải cứu cá tra, cần nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả 4 bên: Nông dân, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.

11/09/2015
Cơn lốc nhập bò ngoại không lo sợ, nhưng... Cơn lốc nhập bò ngoại không lo sợ, nhưng...

Trước cơn lốc nhập khẩu bò ngoại, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân vừa có chuyến đi khảo sát thực tế bên Úc và chia sẻ ngay với NNVN.

11/09/2015