Dồn dập thu gom khoai lang cuối vụ xuất sang Trung Quốc

Chiều 18-11, ông Ngô Văn Tua, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Thành Đông (xã Thành Đông, huyện Bình Tân) cho biết:
“Do vào cuối vụ, bà con tại huyện Bình Tân không còn nhiều khoai để bán, cầu vượt cung nên giá khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím Nhật, tăng gấp 3 - 4 lần so với 2 tháng trước đó.
Cụ thể, giá khoai hiện vào khoảng 800.000 - 900.000 đồng/tạ (60kg), thậm chí có thương lái trả giá 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân chúng tôi không có đủ hàng để bán.
Với giá này, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lời khoảng 10 triệu đồng/công (1.000m2)”.
Trong số 1.300 ha đất trồng khoai ở huyện Bình Tân thì hiện có 2/3 diện tích mới xuống giống, số còn lại đã xuống giống nhưng vẫn chưa đến thời điểm thu hoạch.
Theo ông Tua, ông và những nông dân trong HTX cũng mới xuống giống vụ khoai lang được 2 tháng, khoảng giáp Tết Âm lịch tới mới thu hoạch.
Vì vậy, hiện nay giá khoai lang tím tăng cao khiến nhiều người tiếc nuối.
Các thương lái thu gom khoai lang rồi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Khoai lang đang có giá cao thì nông dân không còn khoai để bán.
Trước đó, từ tháng 4 đến tháng 8 năm nay, giá khoai lang ở Vĩnh Long rớt thê thảm do người dân đồng loạt thu hoạch, nên bị thương lái Trung Quốc ép giá, làm giá chỉ còn khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tạ, nông dân từ huề đến lỗ nên nhiều hộ đã chuyển sang trồng cây màu khác hoặc trồng lúa.
Ngành nông nghiệp Vĩnh Long khuyến cáo người dân khi nào có được thị trường ổn định hãy mở rộng diện tích, sản xuất gắn với quy hoạch của địa phương.
“Tôi có gặp một vài thương lái Trung Quốc, họ bảo chất lượng khoai lang tím chưa đạt chuẩn theo yêu cầu.
Họ khuyên chúng tôi nên trồng 1 vụ lúa xen canh 1 vụ khoai.
Nếu trồng liên tục, khoai sẽ xuất hiện dịch bệnh, năng suất và chất lượng giảm” - ông Tua nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Theo đó, thời gian vào vụ ép mía của Nhà máy đường Casuco và Cty Mía đường Cồn Long Mỹ Phát bắt đầu hoạt động từ ngày 17/9, sớm hơn 3-5 ngày so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, theo dự báo mùa lũ năm nay đến sớm hơn mọi năm và đỉnh điểm lên cao vào tháng 11 tới.

Ngày 15/9, tại xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An), Trạm thú y huyện Đô Lương đã phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức tiêu hủy 736 con gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch động vật.

Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.

Nghề khai thác cá ngừ đại dương du nhập vào Việt Nam từ năm 1994, tuy hình thành muộn nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện số lượng tàu khai thác cá ngừ trên cả nước có khoảng 3.600 chiếc. Tổng số lao động tham gia khai thác cá ngừ khoảng 35.000 người. Sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 99 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nhật Bản.