Dominica, Mỹ - Đẩy Mạnh Phát Triển Cá Tra

Trong khi ở Việt Nam liên tiếp xảy ra tình trạng thiếu trầm trọng cá tra nguyên liệu cho chế biến, người dân không “mặn mà” thả nuôi... thì các quốc gia khác như Dominica, Mỹ lại đang có nhiều chính sách đẩy mạnh sự phát triển của loài cá này.
Dominica – Tích cực phát triển cá tra
Mới đây, chính quyền Trung ương Cộng hòa Dominica và các cơ quan khoa học đã đồng ý cho Đài Loan - Trung Quốc thực hiện một dự án xúc tiến tiêu dùng và tiếp thị cá tra trên lãnh thổ Dominica. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản bằng cách đa dạng hóa các loài nuôi có năng suất cao như cá tra.
Trong cuộc họp chính thức giữa đại diện của Ủy ban Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản Dominica (Codopesca), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phái đoàn Kỹ thuật Đài Loan và Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Dominica (IDIAF), hai bên đã quyết định thực hiện chuyến tham quan học tập kỹ thuật tại cơ sở Trạm thí nghiệm Nuôi trồng thủy sản IDIAF để khảo sát loài cá tra trong quá trình sinh sản tại phòng thí nghiệm. Đại diện của các cơ sở nuôi sẽ xây dựng một đề xuất chuyển giao công nghệ cho đại diện Phái đoàn Kỹ thuật Đài Loan đánh giá. Dự án sẽ được Quỹ Hợp tác và Phát triển Quốc tế Đài Loan (ICDF) cấp vốn. Chính phủ Dominica sẽ cấp vốn đối ứng, đặc biệt là dành cho nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực. Dự kiến, dự án sẽ bắt đầu vào năm 2012 và kéo dài 5 năm, các nhà sản xuất thành viên của Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Dominica (ADOA) sẽ là những người được hưởng lợi từ dự án này.
Mỹ - Đầu tư hơn cho cá da trơn
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất cá da trơn nội địa, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) và Đại học Auburn, bang Alabama đã hợp tác thành lập Trung tâm Quản lý Nguồn lợi thủy sản tại Auburn với kinh phí lên đến 9 triệu USD.
Trung tâm nghiên cứu mới được tổ chức chứng nhận quốc tế LEED công nhận là công trình xanh, đặt tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản E.W. Shell ở Alabama. Trung tâm có một khu vực thí nghiệm rộng 4.403 km2 và một tòa nhà quản trị diện tích là 5.180 km2 nhằm tăng cường cho các trường đại học trong việc đáp ứng các nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy và tiếp cận.
Butch Wilson - Nhà sản xuất cá da trơn tại Dallas đồng thời là Chủ tịch Hội Người nuôi cá nheo Mỹ (CFA) tin tưởng: “Trung tâm nghiên cứu mới sẽ áp dụng một số công nghệ vào nuôi cá da trơn tại Auburn, điều này sẽ giúp ích đẩy nhanh quá trình cải thiện ngành cá da trơn”.
>> Theo số liệu của VASEP, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ. 7 tháng đầu năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 42 nghìn tấn cá tra vào Mỹ, trị giá 150,8 triệu USD
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

Từ đầu tháng 7.2013 đến nay, người nuôi tôm hùm thương phẩm ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) phấn khởi vì giá sản phẩm liên tục tăng. Do dịch bệnh tôm, giá con giống và thức ăn tăng nên mức lãi không được như mong muốn, nhưng người nuôi tôm vẫn an tâm sản xuất.

Toàn tỉnh Cà Mau đã có trên chín nghìn ha các loại hình tôm nuôi bị dịch bệnh chết trắng trong vài tháng qua; trong đó có 833 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp. Dịch bệnh thường gặp trên tôm nuôi như đốm trắng, đỏ thân, gan tụy và đến nay vẫn chưa có cách phòng trừ, chữa trị dịch bệnh này.

Sau thời gian nghêu chết hàng loạt trong những tháng đầu năm 2013, hiện nghêu nuôi ở vùng biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, người nuôi nghêu không khỏi lo lắng do nguyên nhân gây chết nghêu hàng loạt trong những năm gần đây vẫn chưa được xác định, đồng nghĩa “tai họa” có thể bất ngờ ập xuống bất cứ lúc nào mà người nuôi nghêu không có cách gì để phòng tránh.

Không chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cá nước ngọt ngày một phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, sản xuất giống thủy sản nước ngọt tại Quảng Nam còn cung ứng cho thị trường trong nước, đặc biệt là xuất khẩu.