Đối Thoại Tháo Gỡ Khó Khăn Về Vốn Cho Người Nuôi Ngao

Chiều 4-12, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình phối hợp với UBND hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, hộ nuôi thủy sản.
Bà Phan Thị Tuyết Trinh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình cho biết: Đến cuối tháng 9-2013, Thái Bình có 1.752 doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn nuôi ngao với dư nợ cho vay đạt 457,6 tỷ đồng tập trung chủ yếu tại huyện Tiền Hải.
Về cơ bản, các khoản cho vay có chất lượng tín dụng khá tốt, nhưng do nhiều nguyên nhân trên địa bàn hiện có chín khách hàng vay vốn nuôi ngao không hiệu quả, phát sinh nợ xấu với số tiền 1,7 tỷ đồng.
Thời gian qua mặc dù Thái Bình có sản lượng ngao nuôi hàng năm rất lớn, nhưng thị trường tiêu thụ biến động dẫn đến giá ngao thịt giảm, các hộ nuôi gặp khó khăn về tài chính.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Bình đã rà soát, đánh giá thực trạng hoạt động của những hộ nuôi ngao gặp khó khăn; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như tiếp tục đầu tư bổ sung vốn lưu động, gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, áp dụng lãi suất ưu đãi…giúp khách hàng khôi phục sản xuất.
Đối với đầu tư phát triển nuôi ngao, Ngân hàng khẳng định trong thời gian tới sẽ ưu tiên vốn cho vay các doanh nghiệp, hộ gia đình tại các vùng nằm trong qui hoạch nuôi ngao của tỉnh.
Ngân hàng cũng sẽ tập trung vốn cho vay đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm ngao, đặc biệt là tiêu thụ xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định tâm lý các doanh nghiệp, hộ sản xuất, nâng cao giá trị nuôi trồng hải sản nói chung, nuôi ngao trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Theo các hộ trồng tiêu cho biết, 2 tuần trở lại đây giá tiêu thu mua tăng khá cao. Giá hạt tiêu đen đã tăng lên gần 240.000 đồng/kg, giá tiêu trắng tăng từ 320.000 đồng lên gần 380.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước tới nay.

Theo bà con nông dân, dưa bị bệnh do dịch rầy nâu tấn công và nguồn nước tưới nhiễm mặn.

Theo báo cáo mới nhất của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Châu Thành (Đồng Tháp), hiện toàn huyện có trên 3.600ha nhãn. Trong đó, diện tích vườn nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng là trên 2.269ha, diện tích bị nhiễm nặng trên 70% là 1.028ha; tỉ lệ bị nhiễm từ 30 - 70% là 225ha; tỉ lệ bị nhiễm dưới 30% là 1.016,5ha.

Những ngày đầu tháng 7 khi lượng vải chính vụ ở các xã vùng thấp thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cơ bản đã hết thì tại xã vùng cao Tân Sơn lại tấp nập người mua, bán. Dọc hai bên đường của thị trấn Tân Sơn, mặc cho cái nắng hè oi bức, dòng người cùng những thùng, sọt chất đầy vải chín đổ về các điểm thu mua.

Nhờ khí hậu thuận lợi, mát mẻ, nông dân trên đỉnh Núi Cấm, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế này để cải tại vườn tạp, trồng xen canh trái cây các loại để có nguồn thu nhập quanh năm. Thời điểm này một số nông dân nơi đây đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, bơ mang lại nguồn thu nhập đáng kể.