Đổi Thay Ở Thôn Tái Định Cư 21

Sau khi rời xã Thúy Loa (Nà Hang - Tuyên Quang) để nhường chỗ cho công trình thủy điện Tuyên Quang, 36 hộ dân đã về định cư tại thôn 21, xã Lăng Quán (Yên Sơn). Vượt qua khó khăn của những ngày đầu bỡ ngỡ, người dân Thúy Loa đã yên ổn làm ăn trên quê mới.
Ông Hoàng Đình Thảo, Bí thư Chi bộ thôn 21 cho biết: “Toàn thôn có 64 hộ thì 36 hộ là người Tày, đến từ xã xã Thúy Loa. Mới đầu, do chưa quen với điều kiện sống ở đây, nhiều người nhất quyết đòi quay về quê cũ. Qua vận động, giải thích, bà con lại động viên nhau an cư lạc nghiệp, đến nay cuộc sống của họ đã từng bước ổn định”.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh thôn, ông Thảo không giấu được niềm tự hào về sự đổi thay ở nơi đây. Nhìn những ngôi nhà sàn đều tăm tắp, chạy dọc con đường thôn với khuôn viên cây xanh, vườn tược được bà con bố trí khoa học, ông Thảo tâm sự: “Khi mới về định cư, mỗi hộ được cấp 300m2 đất để làm nhà ở. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng nỗ lực, giúp người dân hòa nhập với cuộc sống mới bằng nhiều hình thức như tuyên truyền giúp đỡ về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Từ đó, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn, phát triển kinh tế trang trại hoặc học thêm nghề mới.
Nhờ đó, thôn 21 đã xuất hiện nhiều điển hình trong phát triển kinh tế, mỗi hộ đều có hướng đi và cách làm khác nhau như: gia đình anh Hoàng Văn Nghiêm chuyên nấu rượu ngô, anh Hoàng Văn Toàn kinh doanh hàng gia dụng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó chủ tịch UBND xã Lăng Quán cho biết: Thôn 21 rất nhanh nhạy trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi để đạt hiệu quả cao. Từ sự cố gắng, nỗ lực của người dân, đến nay, 100% số hộ trong thôn có phương tiện nghe nhìn, 90% số hộ sắm được xe máy. Kinh tế phát triển, bà con có kiều kiện quan tâm đến việc học của con em mình. Hiện cả thôn có gần chục em đang theo học các trường đại học, cao đẳng trong cả nước”.
Có thể bạn quan tâm

Cá lau kiếng hay còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ HongKong và Singapore theo dạng cá cảnh.

Nhằm giúp người trồng mía an tâm sản xuất mỗi khi mùa lũ về, tỉnh đang tiến hành xây dựng đê bao vùng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, gây lo lắng cho chính quyền địa phương và người dân.

Thời gian gần đây, tôm nuôi trước lịch xảy ra hiện tượng bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như Bình Nam (Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ)... Các mẫu tôm bệnh thu được qua kiểm tra, xét nghiệm đã có 2 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng (Tam Kỳ).

Hiện nay, các địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương cấy nốt diện tích lúa còn lại, tiếp tục chăm sóc lúa mới cấy và cây màu vụ Hè - Thu. Đồng thời với việc gieo trồng cây lúa, màu vụ mùa, bà con nông dân còn khẩn trương thu hoạch được 24.699 cây mầu vụ Chiêm - Xuân năm 2008 để kịp thời giải phóng đất cho sản xuất vụ mùa đúng thời vụ.

Sóc Trăng nằm trong vùng biển bồi, hệ thống rừng phòng hộ trên 6.000 ha, mức độ nhiễm mặn khác nhau nên tạo ra điều kiện tốt nhất để các giống loài thủy sản sinh sản, phát triển, tái tạo nguồn lợi cho biển, cho vùng nội đồng.