Đổi Thay Ở Thôn Tái Định Cư 21

Sau khi rời xã Thúy Loa (Nà Hang - Tuyên Quang) để nhường chỗ cho công trình thủy điện Tuyên Quang, 36 hộ dân đã về định cư tại thôn 21, xã Lăng Quán (Yên Sơn). Vượt qua khó khăn của những ngày đầu bỡ ngỡ, người dân Thúy Loa đã yên ổn làm ăn trên quê mới.
Ông Hoàng Đình Thảo, Bí thư Chi bộ thôn 21 cho biết: “Toàn thôn có 64 hộ thì 36 hộ là người Tày, đến từ xã xã Thúy Loa. Mới đầu, do chưa quen với điều kiện sống ở đây, nhiều người nhất quyết đòi quay về quê cũ. Qua vận động, giải thích, bà con lại động viên nhau an cư lạc nghiệp, đến nay cuộc sống của họ đã từng bước ổn định”.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh thôn, ông Thảo không giấu được niềm tự hào về sự đổi thay ở nơi đây. Nhìn những ngôi nhà sàn đều tăm tắp, chạy dọc con đường thôn với khuôn viên cây xanh, vườn tược được bà con bố trí khoa học, ông Thảo tâm sự: “Khi mới về định cư, mỗi hộ được cấp 300m2 đất để làm nhà ở. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng nỗ lực, giúp người dân hòa nhập với cuộc sống mới bằng nhiều hình thức như tuyên truyền giúp đỡ về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Từ đó, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn, phát triển kinh tế trang trại hoặc học thêm nghề mới.
Nhờ đó, thôn 21 đã xuất hiện nhiều điển hình trong phát triển kinh tế, mỗi hộ đều có hướng đi và cách làm khác nhau như: gia đình anh Hoàng Văn Nghiêm chuyên nấu rượu ngô, anh Hoàng Văn Toàn kinh doanh hàng gia dụng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó chủ tịch UBND xã Lăng Quán cho biết: Thôn 21 rất nhanh nhạy trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi để đạt hiệu quả cao. Từ sự cố gắng, nỗ lực của người dân, đến nay, 100% số hộ trong thôn có phương tiện nghe nhìn, 90% số hộ sắm được xe máy. Kinh tế phát triển, bà con có kiều kiện quan tâm đến việc học của con em mình. Hiện cả thôn có gần chục em đang theo học các trường đại học, cao đẳng trong cả nước”.
Có thể bạn quan tâm

Cá nặng 65kg, dài 1,7m. Đây là loại cá da trơn trong họ cá nheo. Chúng ăn thịt động vật và sống ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Bình thường loài cá này sống trong hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch nơi có bờ cỏ. Mùa hè đến chúng đến các sông suối nhỏ để sinh sản.

hơn 90% số vụ vi phạm. Có thể nói qua triển khai dự án, tính gắn kết, đoàn kết trong cộng đồng ngư dân ngày càng được tăng cường; mối quan hệ giữa cơ quan chức năng và chính quyền địa phương với ngư dân ngày càng được thắt chặt, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước.

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2015 được quy định cụ thể như sau: trứng gà (mã số hàng hóa 0407.21.00 và 0407.90.10), trứng vịt, ngan (mã số hàng hóa 0407.29.10 và 0407.90.20), loại khác (mã số hàng hóa 0407.29.90 và 0407.90.90) có số lượng là 46.305 tá (lưu ý các loại trứng này là trứng thương phẩm không có phôi); muối (mã số hàng hóa 2501) có số lượng là 102.000 tấn.

Để quản lý chặt chẽ số vịt chạy đồng này, Trạm Thú y huyện Long Mỹ đã phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên điều tra, kiểm soát số vịt trên địa bàn. Nếu là vịt ở địa phương thì tổ chức tiêm phòng bệnh, còn vịt từ nơi khác đến phải có đầy đủ sổ kiểm dịch và sổ đăng kí nuôi vịt chạy đồng; đồng thời kiên quyết trục xuất các đàn vịt không rõ nguồn gốc ra khỏi địa phương để tránh nguy cơ, lây lan bệnh dịch từ nơi khác đến.

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.