Đổi Thay Ở Thôn Tái Định Cư 21

Sau khi rời xã Thúy Loa (Nà Hang - Tuyên Quang) để nhường chỗ cho công trình thủy điện Tuyên Quang, 36 hộ dân đã về định cư tại thôn 21, xã Lăng Quán (Yên Sơn). Vượt qua khó khăn của những ngày đầu bỡ ngỡ, người dân Thúy Loa đã yên ổn làm ăn trên quê mới.
Ông Hoàng Đình Thảo, Bí thư Chi bộ thôn 21 cho biết: “Toàn thôn có 64 hộ thì 36 hộ là người Tày, đến từ xã xã Thúy Loa. Mới đầu, do chưa quen với điều kiện sống ở đây, nhiều người nhất quyết đòi quay về quê cũ. Qua vận động, giải thích, bà con lại động viên nhau an cư lạc nghiệp, đến nay cuộc sống của họ đã từng bước ổn định”.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh thôn, ông Thảo không giấu được niềm tự hào về sự đổi thay ở nơi đây. Nhìn những ngôi nhà sàn đều tăm tắp, chạy dọc con đường thôn với khuôn viên cây xanh, vườn tược được bà con bố trí khoa học, ông Thảo tâm sự: “Khi mới về định cư, mỗi hộ được cấp 300m2 đất để làm nhà ở. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng nỗ lực, giúp người dân hòa nhập với cuộc sống mới bằng nhiều hình thức như tuyên truyền giúp đỡ về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Từ đó, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn, phát triển kinh tế trang trại hoặc học thêm nghề mới.
Nhờ đó, thôn 21 đã xuất hiện nhiều điển hình trong phát triển kinh tế, mỗi hộ đều có hướng đi và cách làm khác nhau như: gia đình anh Hoàng Văn Nghiêm chuyên nấu rượu ngô, anh Hoàng Văn Toàn kinh doanh hàng gia dụng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó chủ tịch UBND xã Lăng Quán cho biết: Thôn 21 rất nhanh nhạy trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi để đạt hiệu quả cao. Từ sự cố gắng, nỗ lực của người dân, đến nay, 100% số hộ trong thôn có phương tiện nghe nhìn, 90% số hộ sắm được xe máy. Kinh tế phát triển, bà con có kiều kiện quan tâm đến việc học của con em mình. Hiện cả thôn có gần chục em đang theo học các trường đại học, cao đẳng trong cả nước”.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.

Theo ông Phan Minh Báu, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lifsap Đồng Nai, trong năm 2014, ban quản lý sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho khoảng 500 hộ áp dụng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã thu hoạch gần 70% diện tích lúa đông xuân; theo đó, đàn vịt của địa phương chạy đồng nơi khác cũng trở về khá đông, chính quyền và ngành chức năng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ số đàn vịt trên địa bàn

Ông Hồ Văn Ngọ, ở thôn Hoài Nhơn (xã Phước Hậu, Ninh Phước - Ninh Thuận) được người dân trong xã nhắc tới bằng cái tên “vua vịt” bởi mỗi năm, ông thu về hàng trăm triệu đồng nhờ mô hình nuôi vịt khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con...