Đổi Thay Ở Thôn Tái Định Cư 21

Sau khi rời xã Thúy Loa (Nà Hang - Tuyên Quang) để nhường chỗ cho công trình thủy điện Tuyên Quang, 36 hộ dân đã về định cư tại thôn 21, xã Lăng Quán (Yên Sơn). Vượt qua khó khăn của những ngày đầu bỡ ngỡ, người dân Thúy Loa đã yên ổn làm ăn trên quê mới.
Ông Hoàng Đình Thảo, Bí thư Chi bộ thôn 21 cho biết: “Toàn thôn có 64 hộ thì 36 hộ là người Tày, đến từ xã xã Thúy Loa. Mới đầu, do chưa quen với điều kiện sống ở đây, nhiều người nhất quyết đòi quay về quê cũ. Qua vận động, giải thích, bà con lại động viên nhau an cư lạc nghiệp, đến nay cuộc sống của họ đã từng bước ổn định”.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh thôn, ông Thảo không giấu được niềm tự hào về sự đổi thay ở nơi đây. Nhìn những ngôi nhà sàn đều tăm tắp, chạy dọc con đường thôn với khuôn viên cây xanh, vườn tược được bà con bố trí khoa học, ông Thảo tâm sự: “Khi mới về định cư, mỗi hộ được cấp 300m2 đất để làm nhà ở. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng nỗ lực, giúp người dân hòa nhập với cuộc sống mới bằng nhiều hình thức như tuyên truyền giúp đỡ về vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Từ đó, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển sang chăn nuôi quy mô lớn, phát triển kinh tế trang trại hoặc học thêm nghề mới.
Nhờ đó, thôn 21 đã xuất hiện nhiều điển hình trong phát triển kinh tế, mỗi hộ đều có hướng đi và cách làm khác nhau như: gia đình anh Hoàng Văn Nghiêm chuyên nấu rượu ngô, anh Hoàng Văn Toàn kinh doanh hàng gia dụng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó chủ tịch UBND xã Lăng Quán cho biết: Thôn 21 rất nhanh nhạy trong phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi để đạt hiệu quả cao. Từ sự cố gắng, nỗ lực của người dân, đến nay, 100% số hộ trong thôn có phương tiện nghe nhìn, 90% số hộ sắm được xe máy. Kinh tế phát triển, bà con có kiều kiện quan tâm đến việc học của con em mình. Hiện cả thôn có gần chục em đang theo học các trường đại học, cao đẳng trong cả nước”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá mủ cao su được các thương lái thu mua tại huyện Sông Hinh (Phú Yên) ở mức 15.500 đồng/kg mủ đông, giảm 4.500 đồng/kg so với vụ 2012 và chỉ bằng 1/2 giá của năm 2010.

Giữa cái nắng gay gắt, bước vào vườn dưa lưới trồng phủ bạt với dàn cây xanh mướt mắt, trái lủng lẳng sắp đến ngày thu hoạch ai cũng trầm trồ, thích thú…

Lên Tây Nguyên cắm chốt trong rừng cà phê, về đồng bằng đón hoa keo lá tràm, quanh năm sống tạm bợ trong lều tạm. Đấy là cuộc sống của những người nuôi ong lấy mật.

Từ ngày 18/10 đến 20/10/2013, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại TP. tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi, Hội viên Hội Làm vườn và khuyến nông viên các quận huyện tham quan mô hình, học tập kinh nghiệm sản xuất trong phát triển rau VietGAP và an toàn thực phẩm, hoa kiểng kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng ở các tỉnh miền Đông Nam bộ qua đó giúp cho nông dân TP.HCM có dịp trao đổi, học tập những mô hình hiệu quả kinh tế cao của các tỉnh về phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương. Trong 03 ngày đoàn được tham quan các mô hình như vườn hoa địa lan Anh Quỳnh với diện tích khoảng 6000m2, 20.000 chậu, 12 giống địa lan các loại được nhập từ các nước như Úc, Nhật…

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của Bắc Giang rất lớn. Nếu khai thác diện tích mặt nước hợp lý kết hợp đưa giống mới, đầu tư thâm canh, gối vụ thì năng suất, giá trị thuỷ sản sẽ cao hơn rất nhiều.