Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Thay Ở Nà Rằng

Đổi Thay Ở Nà Rằng
Ngày đăng: 27/06/2013

Nà Rằng, thị trấn Thông Nông (Thông Nông) là xóm thuần nông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, thực hiện hiệu quả chuyển dịch cơ cấy cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ, 100% hộ trong xóm có nhà ở kiên cố và các vật dụng phục vụ sản xuất, sinh hoạt; đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, nhiều năm liền xóm đạt Làng văn hóa.

Hiện nay, xóm có 56 hộ, trên 200 nhân khẩu. Bà con tích cực đưa các loại giống mới vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. 100% hộ sử dụng giống mới, năng suất lúa bình quân đạt gần 50 tạ/ha. Từ năm 2012, xóm bắt đầu trồng cây thuốc lá, đến nay mở rộng được 3 ha; phát triển thêm một số mô hình trồng nấm, chăn nuôi... Nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển thêm nhiều dịch vụ khác, như: Xây nhà trọ cho học sinh thuê, làm bánh mỳ, bán hàng tạp hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chị Hoàng Thị Thủy, Trưởng xóm Nà Rằng chia sẻ: Bên cạnh việc phát triển cây lương thực có hạt, nhân dân trong xóm tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen, trung bình mỗi hộ nuôi từ 5 - 6 lợn thịt và 1 - 2 con lợn nái. Từ năm 2012, xóm duy trì phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái (mỗi hộ tham gia được Hội Nông dân huyện hỗ trợ 20 triệu đồng). Từ sản xuất, chăn nuôi, nhiều hộ cho thu nhập trên 30 triệu đồng/năm , điển hình là các hộ: Lý Văn Nhì, Lý Văn Bình, Đường Văn Công...

Chị Triệu Thị Thúy, một trong những hộ mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi cho biết: Hằng năm, gia đình tôi nuôi từ 1 - 2 con bò và trên 15 con lợn thịt, mỗi năm cho thu nhập gần 50 triệu đồng. Nhờ chăn nuôi, gia đình có điều kiện mua 3.000 m2 đất ruộng, rẫy để gieo trồng các loại cây lương thực.

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhân dân các dân tộc trong xóm thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Từ năm 1986 trở lại đây, xóm thường xuyên có con em thi đỗ vào các trường đại học ở Hà Nội, Thái Nguyên... Đó chính là thành quả lớn nhất mà bà con xóm Nà Rằng đạt được và là động lực để bà con tiếp tục phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.


Có thể bạn quan tâm

Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP Lãi 300 triệu đồng mỗi ha rau VietGAP

2ha rau cải xanh của anh Trần Văn Hương ở thôn Lạc Nghiệp, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 3 (thuộc Bộ NNPTNT) cấp chứng nhận vào ngày 12.4.2012.

25/12/2015
Hiệu quả từ một dự án Hiệu quả từ một dự án

Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong chương trình 30a của chính phủ, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, hầu hết bà con đồng bào dân tộc còn tồn tại các tập quán canh tác lạc hậu.

25/12/2015
Trang trại tiền tỷ trên cát trắng Trang trại tiền tỷ trên cát trắng

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

25/12/2015
Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng

Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.

25/12/2015
Một ND 7 năm liền đạt danh hiệu ND SXKDG Một ND 7 năm liền đạt danh hiệu ND SXKDG

Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

25/12/2015