Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đổi Thay Ở Mường Lói

Đổi Thay Ở Mường Lói
Ngày đăng: 15/07/2013

Những ngày trung tuần tháng 6, chúng tôi có dịp về Mường Lói – xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên. Trái với suy nghĩ ban đầu về một xã cách trung tâm huyện 80km còn nhiều khó khăn, đường về Mường Lói đã và đang được nâng cấp, mở mới; dịch vụ hàng hóa phát triển, kinh tế - xã hội đã có những bước chuyển dịch đầy ấn tượng…

Ông Lò Văn Pẻn, Chủ tịch UBND xã Mường Lói dẫn chúng tôi tới bản Tin Tốc, cách trung tâm xã hơn 17km vừa kể chuyện: Dân tộc Khơ Mú và dân tộc Lào chiếm gần 80% tổng số nhân khẩu trên địa bàn. Trước đây, do tập quán sản xuất lạc hậu: lúa nước ít, lúa nương và ngô sử dụng giống địa phương; chăn thả gia súc, gia cầm tự do nên đời sống của bà con gặp nhiều khó khăn.

Đến nay nhờ được chuyển giao tiến bộ KHKT, áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi và được cán bộ Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư; Trạm Bảo vệ thực vật huyện Điện Biên xuống hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ các loại giống cây trồng kịp mùa vụ nên năng suất, sản lượng lương thực không ngừng tăng lên.

Nhiều mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ KHKT, đưa các giống lúa, ngô năng suất, chất lượng cao vào sản xuất; mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học… được triển khai thực hiện hiệu quả, giúp bà con yên tâm nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập. Đến nay, cơ bản người dân trên địa bàn đã sử dụng các giống cây trồng mới, năng suất cao vào sản xuất.

Nhờ tích cực tuyên truyền, vận động bà con khai hoang phục hóa, tận dụng diện tích sản xuất, đến nay toàn xã có gần 280ha lúa nước (trong đó, diện tích lúa gieo cấy vụ mùa 185ha). Năng suất lúa trung bình đạt 45 - 50 tạ/ha, tăng hơn 2 tạ/ha so với vụ đông xuân năm 2012. Ngoài ra, cây ngô, cây sắn và cây đậu tương cũng được người dân chú trọng mở rộng diện tích.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình tiếp tục được nhân rộng. Hiện nay, toàn xã có hơn 70 mô hình kinh tế tổng hợp, kinh tế trang trại, VAC có thu nhập từ 40 triệu đồng/mô hình/năm trở lên. Nhờ đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nên cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Ông Lò Văn Sai, Trưởng bản Tin Tốc cho biết: Bản có 67 hộ dân tộc Khơ Mú, trước đây đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn do không có diện tích lúa nước, chỉ trông chờ vào sản xuất lúa, ngô trên nương. Bản có trên 200 con trâu, bò sinh sản và nuôi thương phẩm. Nhờ thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắcxin định kỳ nên đàn gia súc không mắc dịch bệnh. Tuy nhiên, do giao thông cách trở, mùa khô thì xe máy còn vào được bản chứ đến mùa mưa chỉ còn cách đi bộ, nên thường bị thương lái ép giá.

Hơn 1 năm trước, đường vào bản Tin Tốc hơn 7km được mở mới, thuận lợi hơn cho bà con ra trung tâm xã. Mới đây, công trình thủy lợi Tin Tốc được đầu tư xây dựng đảm bảo cho hơn 6ha sản xuất lúa nước. Đến cuối năm 2013, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng thì bà con sẽ không còn lo thiếu lương thực như trước nữa.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng cho người dân xã Mường Lói, mô hình canh tác bền vững trên đất dốc được triển khai thực hiện trong thời gian qua không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, xã Mường Lói còn chú trọng khoanh nuôi tái sinh gần 1.000ha rừng.

Nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, trong thời gian tới, xã Mường Lói tiếp tục khai thác tiềm năng đất đai, đồng thời phát triển kinh tế lâm nghiệp, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từmô Hình Nuôi Lươn Hoàn Toàn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Hiệu Quả Từmô Hình Nuôi Lươn Hoàn Toàn Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Trước những khó khăn đó thì con lươn vẫn là đối tượng thủy sản được người dân quan tâm, đầu tư nuôi do có nhiều ưu điểm so với các đối tượng thuỷ sản khác như thịt ngon và giàu chất dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo 9,1%), giá bán cao, đầu ra ổn định. Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu (An Giang) con lươn vẫn đang là đối tượng được nuôi chủ lực.

16/06/2014
Nhịp Cầu Dẫn Vốn Ưu Đãi Trên Vùng Núi Tản, Sông Đà Nhịp Cầu Dẫn Vốn Ưu Đãi Trên Vùng Núi Tản, Sông Đà

Nhờ “tiếng lành đồn xa” về kết quả thực hiện công tác uỷ thác vay vốn ưu đãi của NHCSXH qua các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn phóng viên báo, đài chúng tôi đã có chuyến đi thu thập tài liệu, viết bài cho đề tài này ở huyện Ba Vì nơi có núi Tản, sông Đà đẹp như tranh vẽ, nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 70km về phía Tây.

21/05/2014
Nông Dân Thiệt Hại Tiền Tỷ Vì Ớt Rớt Giá Nông Dân Thiệt Hại Tiền Tỷ Vì Ớt Rớt Giá

Nguyên nhân ớt rớt giá là do thương lái Trung Quốc ngừng thu mua. Theo thống kê, phía Đông tỉnh Gia Lai hiện có gần 3.000ha ớt. Nếu như mọi năm, mỗi ha ớt nông dân lãi khoảng trên 20 triệu đồng, thì năm nay không đủ chi phí để thu hoạch. Như vậy, tại tỉnh Gia Lai, sau vụ dưa hấu và rau sau Tết Nguyên đán 2014, đến nay nông dân tiếp tục mất hàng chục tỷ đồng do ớt rớt giá.

16/06/2014
Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra

Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.

21/05/2014
Hiệu Quả Từ Tưới Phun Sương Cho Rau Hiệu Quả Từ Tưới Phun Sương Cho Rau

Tưới phun sương cho vườn rau là kỹ thuật mà gia đình bà Nguyễn Thị Quyên (thôn Hiệp An, xã Cư An, huyện Đak Pơ - Gia Lai) đang áp dụng cho vườn rau của mình. Sau 6 tháng sử dụng, hệ thống này đã đem lại hiệu quả cao, đáng để các nhà nông học theo.

17/06/2014