Hỗ Trợ Vốn Cho Người Nuôi Cá Tra

Tại đồng bằng sông Cửu Long, giá thu mua cá tra nguyên liệu đang tăng nhẹ, dao động từ 24.500 đến 25.500 đồng/kg (cao hơn so với cùng kỳ năm 2013 từ 2.900 đến 3.600 đồng/kg). Với mức giá này, người nuôi bắt đầu có lãi.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài, nhiều hộ dân thua lỗ và phải "treo ao" thì lượng cá tra nuôi thả trở lại hầu hết đều chưa đến cỡ thu hoạch. Chưa kể, diện tích nuôi lại cũng chưa lớn vì giá cá biến động thất thường, khó dự báo trước, người dân rất hoang mang.
Khi giá cá nhích lên, những hộ nuôi cũ như chúng tôi đều rất muốn tái đầu tư sản xuất. Song, không phải hộ dân nào cũng có đủ khả năng tài chính vì đầu tư một ha nuôi cá tra tốn kém gấp nhiều lần so với trồng lúa hay trồng màu. Trong khi đó, thời gian nuôi cũng kéo dài hơn, khoảng 7 - 8 tháng.
Mặt khác, từ đầu năm 2014 đến nay, giá các loại thức ăn cho cá tăng 10- 20%, dẫn đến giá thành nuôi cá vụ 2014 để thu hoạch vào năm 2015 chắc chắn sẽ tăng cao. Vì vậy, nếu không khéo nuôi thì giá cá nguyên liệu dù có tăng, người nuôi vẫn không có lời. Ðể yên tâm sản xuất, các hộ nuôi cũng muốn liên kết với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra để ổn định đầu ra, tránh rủi ro.
Nhưng trên địa bàn tỉnh Ðồng Tháp hiện nay rất ít doanh nghiệp có "thiện chí" liên kết nên người nuôi vẫn phải tự làm tự lo, may nhờ rủi chịu. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, trong đó mong mỏi nhất là hỗ trợ vốn để tái sản xuất.
Thực tế, mấy năm vừa qua, việc tiếp cận vốn ngân hàng của các hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ rất khó. Thường thì mỗi ha nuôi cá tra chỉ được vay nhiều nhất một tỷ đồng, mà đó cũng phải là những hộ nuôi có uy tín. Với ngành nuôi cá tra, số vốn đó rất ít ỏi, chỉ có khả năng nuôi được 50 tấn cá.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Ðồng Tháp, diện tích thả nuôi cá tra còn bỏ trống nhiều, nếu được đầu tư trở lại, chắc chắn nguồn cá tra nguyên liệu sẽ không khan hiếm như bây giờ. Trong khi đó, phần lớn người dân cũng còn rất mặn mà với nghề nuôi cá tra, nên khi có chính sách hỗ trợ hợp lý, đến tận tay người nuôi thì chắc chắn không ai bỏ lỡ cơ hội làm giàu chính đáng.
Ðược biết, mới đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố chính sách hỗ trợ người nuôi gặp khó khăn thông qua việc xem xét cơ cấu lại nợ và tiếp tục được vay mới để phục hồi sản xuất. Hy vọng, đợt tới ngân hàng sẽ mở rộng diện cho vay với mức lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư trở lại.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn Nhà nước, doanh nghiệp có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu và định giá cá tra xuất khẩu phù hợp để người dân yên tâm sản xuất, không lo tình trạng "trúng mùa mất giá".
Có thể bạn quan tâm

Mặt khác, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao, tỷ lệ tạp chất nhiều, bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, các DN cần đa dạng nguồn hàng và phối hợp pha trộn các nguồn nguyên liệu khác nhau theo những tỷ lệ nhất định.

Tiếp nối những thành công của giống gà J-DABACO, với đam mê lưu giữ, bảo tồn và phát triển giống gà quý gắn liền với tinh thần thượng võ của cha ông ta từ thủa “mang gươm đi mở nước”, qua nghiên cứu văn hóa người tiêu dùng cộng nhiều năm lai tạo, Công ty TNHH MTV Gà giống DABACO đã sản xuất thành công giống gà nòi chân vàng mang thương hiệu Ja-DABACO

Từ việc tận dụng những khoảng đất quanh khu bán trú để trồng rau, nhiều trường phổ thông dân tộc bán trú đã mở rộng thành mô hình “trang trại” nhỏ có chăn nuôi, trồng trọt cung cấp thực phẩm hàng ngày, giúp học sinh vùng cao gắn bó với trường, với lớp.

Giá tôm tại Inđônêxia đang giảm nhanh kể từ hội chợ thủy sản Boston, vì nhiều khách hàng lớn đã ngừng mua để chờ giá giảm và dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn cung.

Sáng nay (23/5), thảo luận tại tổ về việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014. Nhiều đại biểu nêu vấn đề, cùng với việc tái cấu trúc nền kinh tế, bên cạnh tái cấu trúc thị trường, trọng tâm phải giải quyết bài toán nông nghiệp.