Dời lệnh cấm khoai tây Trung Quốc đến 1-11

Trước đó, nhằm xử lý triệt để tình trạng tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất, giả khoai tây Đà Lạt bán ra thị trường, làm mất uy tín, xâm phạm nghiêm trọng thương hiệu khoai tây Đà Lạt.
Gây thiệt thòi cho người tiêu dùng,UBND TP Đà Lạt đã quyết định không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt từ ngày 20-10.
Đến sáng 21-10, nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt đã tập trung tại trụ sở UBND TP để yêu cầu chính quyền giải thích.
Tiểu thương cho rằng quyết định trên quá bất ngờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Tại buổi làm việc, một số tiểu thương cho biết do chưa nắm được quyết định “cấm cửa” khoai tây Trung Quốc nên trước đó đã nhập nhiều container khoai tây về chợ đầu mối.
Đến khi Ban quản lý chợ thông báo về quyết định cấm khiến họ không kịp trở tay, hàng trăm tấn khoai tây bị “chôn chân” ngoài cổng chợ.
Do vậy, các tiểu thương kiến nghị ngành chức năng xem xét gia hạn lệnh cấm để bà con giải phóng lượng hàng mới nhập về.
Một số tiểu thương khác cho rằng chính quyền TP Đà Lạt không nên cấm việc nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản của địa phương, bởi không phải tiểu thương nào cũng có hành động tráo khoai tây Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt.
Thay vào đó, những trường hợp nào vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm, tránh việc một con sâu làm rầu nồi canh.
Giải thích với các tiểu thương, ông Hoàng Lợi, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Lạt, cho biết: Mục đích xây dựng chợ nông sản Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng là để làm nơi tập kết, tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản Đà Lạt.
Do vậy, việc các tiểu thương khi kinh doanh trong chợ biến nơi này thành chỗ tập kết hàng ngoại thì sai với quyết sách, chính sách của thành phố.
Sau khi tiếp nhận ý kiến của các tiểu thương, nhằm tạo thuận lợi cho bà con có thời gian giải quyết số lượng khoai tây Trung Quốc đã được nhập về, UBND TP Đà Lạt chấp thuận gia hạn cho khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1-11.
Có thể bạn quan tâm

Theo khảo sát thị trường, hiện tại bơ sớm vụ loại 1 đang có giá từ 60-70 ngàn đ/kg, bơ loại 2 có giá từ 40-50 ngàn đ/kg, bơ loại 3 có giá từ 30-40 ngàn đ/kg…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, sau khi rà soát, diện tích nuôi tôm công nghiệp đến nay là 6.363 ha (kế hoạch đến hết năm 2014 đạt 7.000 ha), tăng 371 ha so với cuối năm 2013.

Gần một tuần nay, tôm hùm ươm nuôi tại khu vực Hòn Yến, xã An Hòa (Tuy An - Phú Yên) bị chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trước tình hình này, sáng 11/4, Sở NN-PTNT đã cử đoàn công tác đến kiểm tra thực tế…

Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…