Dời lệnh cấm khoai tây Trung Quốc đến 1-11

Trước đó, nhằm xử lý triệt để tình trạng tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất, giả khoai tây Đà Lạt bán ra thị trường, làm mất uy tín, xâm phạm nghiêm trọng thương hiệu khoai tây Đà Lạt.
Gây thiệt thòi cho người tiêu dùng,UBND TP Đà Lạt đã quyết định không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt từ ngày 20-10.
Đến sáng 21-10, nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt đã tập trung tại trụ sở UBND TP để yêu cầu chính quyền giải thích.
Tiểu thương cho rằng quyết định trên quá bất ngờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Tại buổi làm việc, một số tiểu thương cho biết do chưa nắm được quyết định “cấm cửa” khoai tây Trung Quốc nên trước đó đã nhập nhiều container khoai tây về chợ đầu mối.
Đến khi Ban quản lý chợ thông báo về quyết định cấm khiến họ không kịp trở tay, hàng trăm tấn khoai tây bị “chôn chân” ngoài cổng chợ.
Do vậy, các tiểu thương kiến nghị ngành chức năng xem xét gia hạn lệnh cấm để bà con giải phóng lượng hàng mới nhập về.
Một số tiểu thương khác cho rằng chính quyền TP Đà Lạt không nên cấm việc nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản của địa phương, bởi không phải tiểu thương nào cũng có hành động tráo khoai tây Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt.
Thay vào đó, những trường hợp nào vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm, tránh việc một con sâu làm rầu nồi canh.
Giải thích với các tiểu thương, ông Hoàng Lợi, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Lạt, cho biết: Mục đích xây dựng chợ nông sản Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng là để làm nơi tập kết, tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản Đà Lạt.
Do vậy, việc các tiểu thương khi kinh doanh trong chợ biến nơi này thành chỗ tập kết hàng ngoại thì sai với quyết sách, chính sách của thành phố.
Sau khi tiếp nhận ý kiến của các tiểu thương, nhằm tạo thuận lợi cho bà con có thời gian giải quyết số lượng khoai tây Trung Quốc đã được nhập về, UBND TP Đà Lạt chấp thuận gia hạn cho khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1-11.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.