Đói giáp hạt, nông dân nghèo nghĩ cách vươn lên thành triệu phú

Ông Cát (trái) giới thiệu về mô hình nuôi ong của gia đình.
Ông Cát kể, mấy năm trước, gia đình ông thuộc diện nghèo, có năm vẫn đói giáp hạt.
Cái đói, cái nghèo đã buộc ông phải nghĩ cách vươn lên.
Với chút vốn nhỏ, ông mua 4 con lợn giống về nuôi.
“Có lẽ trời thương người chịu khó nên mấy năm liền nhà tôi nuôi lợn lứa nào cũng thắng.
Tiền dôi dư ra tôi đều tái đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, số lượng đầu lợn/lứa…”- ông Cát nhớ lại.
Nhờ ham học hỏi, chịu khó học tập kinh nghiệm chăn nuôi lợn của những người thành công đi trước mà 3 năm nay, trung bình mỗi năm ông Cát cho xuất chuồng 3 lứa lợn thịt với số lượng từ vài chục tấn, doanh thu hơn 200 triệu đồng…
Bên cạnh nuôi lợn, ông Cát còn đầu tư nuôi cá các loại như rô phi đơn tính, trắm, chép… Nguồn thu từ cá cũng mang lại cho gia đình ông vài chục triệu đồng/năm.
Tận dụng lợi thế địa bàn miền núi, từ năm 2012 đến nay, ông Cát đầu tư nuôi thêm dê.
Chưa đủ, ông Cát còn học hỏi và áp dụng mô hình nuôi ong mật, với số lượng 20 đàn.
“Ở miền núi, ngoài các mùa hoa vải, hoa nhãn theo vụ thì còn nhiều loại hoa rừng.
Nuôi ong có thể tận dụng được những nguồn hoa đó để thu mật.
Mỗi mô hình góp vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng là nông dân miền núi có tiền xây nhà, mua sắm vật dụng gia đình, cho con cháu học hành đàng hoàng…”- ông Cát vui vẻ lý giải.
Qua hạch toán, mỗi năm trừ chi phí, kinh tế trang trại tổng hợp chăn nuôi tổng hợp ông Cát bỏ túi trên 200 triệu đồng.
“Ở địa bàn miền núi, nói là khó khăn, nhưng nếu người nông dân chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm, tận dụng được lợi thế đất đai rộng để đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt thì làm giàu không khó…”- ông Cát chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.

Từ đó, tôi nung nấu ý nghĩ phải thoát nghèo. Được sự hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước, nhất là chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ cuối năm 2004 với phương châm lấy ngắn nuôi dài, tôi mạnh dạn đi vay, mượn, chuyển đổi 7 ha đất trồng lúa đồi sang trồng cà phê”.

Đi dọc các cánh đồng tôm trên địa bàn tỉnh vào thời điểm sắp sửa thu hoạch vụ 2, chúng tôi chứng kiến cảnh lều bạt chỏng chơ, ao nuôi hoang hóa. Nghề nuôi tôm một thời hưng thịnh với diện tích hơn 2.000ha ao nuôi nay lâm vào cảnh tiêu điều.

Sáng ngày 8/8, Hội Thủy sản Trà Vinh tổ chức hội nghị tổng kết chương trình chuỗi cung ứng cá tra bền vững và trao Giấy chứng nhận Global GAP cho nhóm nông hộ nuôi cá tra (còn gọi là tổ hợp tác nuôi cá tra Trà Vinh), gồm: ông Giang Văn Bảy, ông Nguyễn Văn Hồng, ông Trần Văn Truyền, xã Tân Hòa, Tiểu Cần; ông Lê Văn Thắng, xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tổng diện tích nuôi hơn 10.000ha.

Trong bối cảnh hàng loạt nông sản của VN rớt giá, cái tên mắc-ca gần đây được nhắc đến nhiều hơn như một loại cây trồng có lợi nhuận cao và có thể mang về hàng tỉ USD mỗi năm. Nhưng đây là loại cây thế nào và có thật sự dễ dàng kiếm tiền như vậy?