Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đói giáp hạt, nông dân nghèo nghĩ cách vươn lên thành triệu phú

Đói giáp hạt, nông dân nghèo nghĩ cách vươn lên thành triệu phú
Ngày đăng: 25/10/2015

Ông Cát (trái) giới thiệu về mô hình nuôi ong của gia đình.

Ông Cát kể, mấy năm trước, gia đình ông thuộc diện nghèo, có năm vẫn đói giáp hạt.

Cái đói, cái nghèo đã buộc ông phải nghĩ cách vươn lên.

Với chút vốn nhỏ, ông mua 4 con lợn giống về nuôi.

“Có lẽ trời thương người chịu khó nên mấy năm liền nhà tôi nuôi lợn lứa nào cũng thắng.

Tiền dôi dư ra tôi đều tái đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, số lượng đầu lợn/lứa…”- ông Cát nhớ lại.

Nhờ ham học hỏi, chịu khó học tập kinh nghiệm chăn nuôi lợn của những người thành công đi trước mà 3 năm nay, trung bình mỗi năm ông Cát cho xuất chuồng 3 lứa lợn thịt với số lượng từ vài chục tấn, doanh thu hơn 200 triệu đồng…

Bên cạnh nuôi lợn, ông Cát còn đầu tư nuôi cá các loại như rô phi đơn tính, trắm, chép… Nguồn thu từ cá cũng mang lại cho gia đình ông vài chục triệu đồng/năm.

Tận dụng lợi thế địa bàn miền núi, từ năm 2012 đến nay, ông Cát đầu tư nuôi thêm dê.

Chưa đủ, ông Cát còn học hỏi và áp dụng mô hình nuôi ong mật, với số lượng 20 đàn.

“Ở miền núi, ngoài các mùa hoa vải, hoa nhãn theo vụ thì còn nhiều loại hoa rừng.

Nuôi ong có thể tận dụng được những nguồn hoa đó để thu mật.

Mỗi mô hình góp vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng là nông dân miền núi có tiền xây nhà, mua sắm vật dụng gia đình, cho con cháu học hành đàng hoàng…”- ông Cát vui vẻ lý giải.

Qua hạch toán, mỗi năm trừ chi phí, kinh tế trang trại tổng hợp chăn nuôi tổng hợp ông Cát bỏ túi trên 200 triệu đồng.

“Ở địa bàn miền núi, nói là khó khăn, nhưng nếu người nông dân chịu thương, chịu khó, hay lam hay làm, tận dụng được lợi thế đất đai rộng để đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt thì làm giàu không khó…”- ông Cát chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10 Từ giống lúa Long Hồ 1 đến Long Hồ 10

Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

22/08/2015
Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

22/08/2015
Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

22/08/2015
Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

22/08/2015
Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.

22/08/2015